Triệu chứng bệnh Viêm Loét Miệng

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Viêm Loét Miệng là gì?

Niêm mạc miệng là lớp niêm mạc bao phủ khoang miệng và lưỡi. Khi niêm mạc vùng miệng bị tổn thương dẫn đến viêm loét có thể có mủ hoặc không có mủ. Bệnh sẽ gây ra cho người bệnh hôi miệng, gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi ăn uống và sinh hoạt. Có thể là những áp-xe ở dưới lưỡi, dưới niêm mạc; nhẹ hơn là những vết loét ở lưỡi và niêm mạc miệng, khi viêm cấp thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm.

Triệu chứng của bệnh Viêm Loét Miệng

Triệu chứng của bệnh Viêm Loét Miệng được kể đến như:

  • Viêm nhiễm.
  • Sưng nóng đỏ đau.
  • Lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống.
  • Loét dạng Aphthe nhỏ chiếm khoảng 80% các ca bệnh, có thể có một vài đến nhiều vết loét đường kính dưới 1cm, nông, nằm rời rạc hoặc thành đám, các vết loét sẽ tự lành trong khoảng 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.
  • Loét dạng Aphthe lớn (Sutton) hoặc hoại tử niêm mạc miệng tái phát có viêm hạch ngoại biên, chiếm khoảng 10% các ca bệnh. Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, gồm một hay nhiều vết loét, chậm liền có khi kéo dài nhiều tuần, để lại sẹo do hoại tử lan rộng.
  • Loét dạng Herpes, nhưng lại không liên quan đến vi-rút Herpes, số lượng vết loét nhiều từ 10 – 100 vết, tổn thương kết thành chùm, nhiều vết loét nhỏ nhanh chóng kết hợp lại thành mảng lớn, có thể lành trong khoảng 7 – 30 ngày. Đặc điểm là vết loét có màu đỏ ở xung quanh, trung tâm có mảng mục màu vàng, đau nhiều trong 2 – 3 ngày đầu, dần dần giảm đau khi bắt đầu lành.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm Loét Miệng

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Loét Miệng chúng bao gồm:

  • Viêm miệng áp tơ tái phát (RAS)
  • Do virus herpes simplex, herpes zoster gây viêm miệng với mụn nước lan rộng rồi tạo thành vết loét, hay gặp ở môi, mép, niêm mạc miệng, có thể sốt, viêm họng, nổi hạch
  • Do tác nhân vi khuẩn hay nấm Candida albicans thường gặp ở bệnh nhân suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, người mệt mỏi suy nhược cơ thể
  • Nguyên nhân chấn thương: Bỏng nhiệt khi ăn ở vòm miệng, cung răng trên hàm hoặc đụng dập, té ngã hay thủ thuật nha khoa như khoan trám răng, hàn nhổ răng, lắp răng giả không vừa, răng bị mẻ, gãy,… Ở trẻ em có thể là do bút viết hoặc vật sắc nhọn đâm vào miệng lưỡi
  • Thuốc lá hoặc thực phẩm kích thích hóa chất: Axit, nước vôi, nước súc miệng quá đậm đặc hay dùng nhiều kem đánh răng cũng có thể gây viêm miệng
  • Hóa trị và xạ trị
  • Do nội tiết tố, yếu tố di truyền, dị ứng thức ăn hoặc thiếu các loại vitamin C, B6, B12, thiếu sắt hoặc do bệnh tự miễn.
  • Tiền sử khô miệng trước và trong quá trình điều trị ung thư;
  • Bị mất nước.
  • Thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt.
  • Căng thẳng.
  • Thiếu ngủ.
  • Dùng bàn chải có lông cứng.
  • Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng thành phần gây kích ứng niêm mạc (natri lauryl sulfat…).

Cách phòng ngừa bệnh Viêm Loét Miệng

Bệnh Viêm Loét Miệng cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Duy trì lối sống lành mạnh.
  • Ngưng uống rượu bia, thuốc lá, cafe…
  • Hạn chế những thực phẩm cay, mặn, chát, nóng. Đặc biệt, khi ăn uống bị đau, người bệnh có thể dùng uống hút hoặc sử dụng những thực phẩm loãng như cháo, súp…
  • Khi đánh răng cần đặc biệt lưu ý tránh những khu vực bị đau, viêm loét để tránh gây tổn thương cho miệng, lưỡi do đánh răng.
  • Sử dụng son dưỡng ẩm chất lượng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc dung dịch oxy già 1.5%
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Thuốc tại chỗ và nước súc miệng
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày (khoảng 1.5 – 2 lít), khi uống nên nhấp từng ngụm nhỏ nhiều lần trong ngày (15 – 20 phút một lần).
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày.
  • Tăng cường giữ ấm cho môi và miệng.
  • Giảm dần lượng đường tiêu thụ mỗi ngày.

Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Loét Miệng

Điều trị Viêm Loét Miệng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Điều trị nguyên nhân.
  • Vệ sinh răng miệng.
  • Thuốc kê đơn.
  • Đốt hóa học hoặc vật lý.

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Loét Miệng

Trong Đông Y Cổ Truyền, có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Viêm Loét Miệng như sau:

  • Bài thuốc 1: Hoàng Liên 10g, Hoàng Bá 10g, Cỏ Mực 20g, Rau má 20g, Tang Diệp 16g, Sài Hồ 12g, Cam Thảo Đất 16g, Thục Địa 12g, Trúc Diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng liên tục 5 ngày.
  • Bài thuốc 2: Bí Ngô 150g, Đậu Đen 30g, Hạt Sen 25g, Gạo Tẻ 50g, Gạo Nếp 20g, đường kính vừa đủ. Bí Ngô gọt bỏ vỏ thái miếng. Đậu đenhạt sen rửa sạch. Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 – 3 lát gừng đập dập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Dùng 3 – 5 ngày.
  • Bài thuốc 3: Sa Sâm, Mạch Môn, Ngọc Trúc, Huyền Sâm, Hoàng Bá, mỗi thảo dược có liều lượng 12g. Sinh Địa, Cỏ Nhọ Nồi mỗi thảo dược có liều lượng 16g, Đan Bì, Trí mẫu, mỗi thảo dược có liều lượng 8g, Cam Thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 – 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 – 3 đợt.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Viêm Mũi

Tìm hiểu về bệnh Polyp Mũi

Tìm hiểu về bệnh Chàm Tai

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xương Chũm

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho khoang miệng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx