Mục lục
Đặc điểm của cây Sen
Tên thường gọi: Sen.
Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.
Thuộc họ: Sen – Nelumbonaceae.
Mô tả: Cây mọc ở nước, có thân rễ hình trụ (Ngó Sen), từ đó mọc lên những lá có cuống dài. Hoa to, có màu trắng hoặc đỏ hồng có nhiều nhị (Tua Sen) và những lá noãn rời, các lá noãn này về sau thành quả gắn trên một đế hoa hình nón ngược (Gương Sen). Mỗi quả chứa một hạt, trong hạt có chồi mầm (Tâm Sen) gồm 4 lá non gập vào trong
Bộ phận sửu dụng:
- Hạt Sen: là phần có màu trắng bên trong vỏ cứng của quả Sen, sau khi đã bỏ cả chồi mầm – Semen Nelumbinis, gọi là Liên tử
- Tâm Sen: là mầm xanh ở chính giữa hạt Sen – Plumu Nelumbinis, gọi là Liên tử tâm
- Gương Sen: là đế của hoa đã lấy hết quả, phơi khô Receptaculum Nelumbinis, gọi là Liên phòng
- Tua nhị Sen: là chỉ nhị của hoa Sen đã bỏ gạo Sen – Stamen Nelumbinis, gọi là Liên tu
- Lá sen – Folium nelumbinis gọi là Hà Diệp
- Mấu ngó Sen – Nodus Nelumbinis Rhizomatis, gọi là Ngẫu tiết
Nơi sống và thu hái: Cây của miền Châu Ðại Dương và vùng Ðông Dương, mọc hoang và cũng được trồng nhiều. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm.
Dược tính và công dụng của cây Sen
Thành phần hoá học:
- Hạt Sen chứa nhiều tinh bột (60%), đường raffinose, 1% chất đạm, 2% chất béo và có một số chất khác như canxi 0,089%, phosphor 0,285%, sắt 0,0064%, với các chất lotusine, demethyl coclaurine, liensinine,
- Tâm Sen có 5 alcaloid, tỷ lệ toàn phần là 0,89% – 1,06%, như liensinine, isoliensinine, neferine; lotusine, motylcon, paline; còn có nuciferin, bisclaurin (alcaloid) và betus (base hữu cơ).
- Gương Sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat và một lượng nhỏ vitamin C 0,017%.
- Tua nhị Sen có tanin.
- Lá Sen có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,21-0,51%, có tới 15 alcaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; còn roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin liriodnin, anonain, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, tan vitamin C.
- Ngó Sen chứa 70% tinh bột, 8% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose, vitamin C, A, B, PP, tinh bột và một ít tanin.
Tính vị, tác dụng:
- Hạt Sen: Vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, sáp trường, cổ
- Tâm Sen: Vị rất đắng, có tác dụng an thần nhẹ.
- Gương Sen: Có tác dụng tiêu ứ, cầm máu.
- Tua nhị Sen: Vị chát, tính ấm; có tác dụng sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết.
- Lá Sen: Vị đắng, tính mát; có tác dụng hạ huyết áp, an thần, thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết.
- Ngó Sen: Có tác dụng cầm máu, tráng dương, an thần.
Công dụng, chỉ định và kết hợp:
- Hạt Sen: Chữa các bệnh đường ruột như tỳ hư, tiết tả, lỵ; di mộng tinh, đới hạ, hồi hộp mất ngủ, cơ thể suy nhược, kém ăn ít ngủ.
- Tâm Sen: Chữa sốt và khát nước, di mộng tinh, tim đập nhanh, huyết áp cao, hồi hộp hoảng hốt mất ngủ.
- Gương Sen: Chữa chảy máu tử cung, băng huyết, đau bụng dưới do máu ứ, ỉa ra máu.
- Tua nhị Sen: Chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, trĩ bạch đới, đái dầm, đái nhiều.
- Lá Sen: trị say nóng, viêm ruột, nôn ra máu dạ dày, chảy máu cam và các chứng chảy máu khác.
- Ngó Sen: Dùng chữa bệnh sốt có khát nước và dùng cầm máu (ỉa ra máu, đái ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, đẻ xong xuất huyết) và trị bạch đới, ỉa chảy.
Cây Sen và các bài thuốc
Bài thuốc
- Say nắng kèm theo bụng phiền, miệng khát, họng khô, đái ít mà đỏ: Lá sen tươi 40g, rễ sậy tươi 40g, hoa bạch biển đậu 10g. Sắc nước uống.
- Thổ tả do trúng thử: Lá sen tươi 20g giã nhỏ, ép lấy nước, thêm 1 chén nước nguội vào bã rồi ép lấy nước, trộn với nước ép trên cho uống.
- Chứng xuất huyết(trừ ứ, cầm máu): Lá sen tươi 80g, trắc bách diệp tươi 20g, lá ngải tươi 24g, sinh địa 40 . Giã vụn sau đó ngâm vào nước hoặc sắc lấy nước uống. Trị thổ huyết do táo nhiệt
- Chán ăn do suy nhược: hạt sen 100g, bao tử heo một cái. Bao tử rửa sạch, thái lát, thêm nước vừa đủ, tiềm cách thủy với hạt sen, dùng trong ngày.
- Sốt cao nôn ra máu, chảy máu cam: sinh địa tươi 24g, trắc bá diệp tươi 12g, lá sen tươi 12g, ngải cứu tươi 8g. Các vị nấu lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Người nóng, nổi nhọt: hoa sen tươi 50g hoặc 30g loại khô, đường phèn 20g đem sắc uống thay trà thường xuyên, hoặc dùng hoa sen đã sắc đắp tại chỗ.
- Tuổi già hay uể oải trong người: củ sen tươi 100g nấu chín, mỗi ngày ăn vào buổi sáng và chiều
Những lưu ý khi sử dụng Cây Sen
- Không bỏ tâm sen khi chữa bệnh mất ngủ.
- Không phải hạt sen đều tốt cho tất cả các loại bệnh.
- Sao tâm sen trước khi dùng.
- Không nên sử dụng tâm sen cho người hư nhiệt, âm hư.
- Sử dụng tâm sen thường xuyên, liên tục sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý, ham muốn tình dục của nam và nữ.
- Không dùng hạt sen cho người mắc bệnh tim mạch
- Không nên dùng hạt sen khi rối loạn tiêu hoá.
- Không nên trộn hạt sen để nấu cháo cho trẻ
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sen vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha