Mục lục
Đặc điểm của cây Bí Ngô
Tên thường gọi: Bí ử, Bí Sáp, 南瓜.
Tên khoa học: Cucurbita pepo L.
Thuộc họ: Bầu bí – Cucurbitaceae.
Mô tả:
- Cây thân thảo có thân có góc cạnh, mọc bò hay leo nhờ tua cuốn chẻ 2-4. Lá đơn, mọc so le, cuống dài, phiến lá chia thuỳ hay chia cắt thành thuỳ nhọn với mặt lá lởm chởm lông nâu rất nhám. Hoa màu vàng, có kích thước lớn. Quả tròn bẹt hay tròn dài, có lông như gai, cuống quả có 5 cạnh chỉ hơi phình rộng ở chỗ dính. Hạt màu trắng, dạng trứng, dài 7-15mm, rộng 8-9mm, dày 2mm.
- Ra hoa vào tháng 7-8, ra quả vào tháng 9-10.
Bộ phận sử dụng: Quả – Fructus Cucurbitae (thường gọi là Tây Hồ Lô).
Nơi sống và thu hái: Có nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới, được trồng nhiều và có nhiều giống trồng.Thường trồng ở các vùng đất bãi ven sông, đất soi bài, đất trồng màu, trên các nương rẫy. Trồng bằng hạt vào giữa tháng 4 đến giữa tháng 5. Ðào hố sâu 50cm, cách nhau 2m. Bón phân lót và phủ đất dầy 15-20cm, mỗi hốc cho 2-3 hột. Khi cây được 2-3 lá chính thức, cắt ngọn, mỗi nhánh nên giữ 2-3 quả để có quả to, cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3. Ðể làm rau ăn, có thể dùng quả non hay quả già. Ðể làm thuốc, ta hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi, còn hạt có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Dược tính và công dụng của cây Bí Ngô
Thành phần hoá học:
- Hạt gồm 76-77% nhân và 23-24% vỏ và theo tỷ lệ % chất khô, 30,31 protid, 38,45 lipid, 9,21-9,72 chất chiết xuất không có nitrogen, 18,10 chất màng, 3,42 tro. Nhân hạt chứa 51,53% lipid, 36,06% protid, 6,49-7,17% chất chiết xuất không có nitrogen; 1,63-1,75% chất màng; 4,61% tro.
- Trong hạt có có P, Mg, Ca, K; tro vỏ có K, Ca, Mg, P và những vết Cu. Trong hạt có saccharos, fructos và đường giảm, dầu, một chất nhựa, phytostearin và acid salicylic. Hạt chứa độc chất globulin kết tinh có thể dùng thay edesten.
- Thịt quả chứa 92,32-93,9% nước, 1-1,1% protid, 0,1% lipid, 5,2-5,6% chất không có nitrogen, 0,6-0,73% tro, 1,22% chất màng. Còn có các đường saccharos, dextros, succaros, levulos; các acid amin như adenin, arginin, trigonellin…
- Trong tro có P, Na, K, Ca, Si, Mg, Fe, Cl; Mn, Cu, As (0,009mg trong 100 quả). Còn có một proteaza, peroxydaza, vitamin C, thiamin vv… Dầu hạt chứa các glycerid của các acid palmitic và stearic (30%), oleic (25%), linoleic (45%), một lượng ít phytosterol.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, giải khát, trị ho, nhuận tràng, lợi tiểu. Hạt có vị ngọt, có dầu; có tác dụng tẩy giun sán do tác dụng của các lipoid, không kích thích và không độc; nó cũng có tính làm dịu và giải nhiệt.
Công dụng, chỉ định và kết hợp:
- Là một món rau ăn thông thường trong nhân dân. Ðược chỉ định dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ, viêm ruột, kiết lỵ, mất ngủ, suy nhược, suy thận, chứng khó tiêu, táo bón, đái đường và các bệnh về tim. Dùng ngoài để đắp trị giun, cả giun đũa và giun móc. Cũng dùng trị chứng mất ngủ, viêm đau đường tiết niệu. Cuống quả Bí ngô dùng giải độc thức ăn (thịt, cá) gây nôn và chữa cổ họng nhiều đờm.
- Ở các nước Nam Á, người ta cũng dùng hạt Bí ngô trị giun và sán xơ mít, và dùng lá đắp ngoài trị bỏng. Người ta thường dùng quả tươi lấy dịch uống hàng ngày cho nhuận tràng, hoặc nấu xúp để ăn. Món chè Bí ngô nấu với đậu đỏ, đậu đen, lạc, nếp là món ăn quen thuộc dùng để bổ dưỡng, lại vừa làm thuốc trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau màng óc, viêm màng não.
Bí Ngô và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Giun đũa: Lấy 30-50g hạt Bí ngô, bóc vỏ, nghiền ra, lẫn với mật ong, ăn làm 3 lần, cách nhau 1/2 giờ. Sau đó 1 giờ, cho uống 1 liều thuốc xổ. Ðể trục giun sán nói chung, có thể dùng hạt Bí ngô rang ăn cho đến no, đến chán, rồi uống nhiều nước pha muối, cho đi ngoài, thì giun bị tẩy ra.
- Trục sán xơ mít: Kinh nghiệm của nhân dân ta là chiều hôm trước ăn nhẹ hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau dùng thuốc. Lấy hạt Bí ngô bóc vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60 ml nước, thêm vào 60g mật hay đường, trộn đều ăn vào tảng sáng đói lòng, ăn hết trong một lúc, nằm nghỉ. Ba giờ sau uống thuốc muối sulfat magnesium một liều, hay 10g Phác tiên hoà trong một cốc nước nguội. Sau đó, đổ 1 lít nước nóng pha thêm 2-3 lít nước lạnh vào trong chậu, để cho bệnh nhân ngồi đi ngoài trong nước ấm thì sán sẽ ra hết. Hoặc có thể dùng phối hợp với nước sắc hạt Cau, vỏ rễ Lựu thì tác dụng lại càng mạnh hơn.
- Táo bón: Bí ngô một miếng, Khoai lang một củ, nấu chè với đường đủ ngọt, ăn càng nhiều càng tốt.
- Viêm đường tiết niệu: Hạt Bí ngô giã ra và nghiền nhỏ, đem nấu lên cho được một nhũ tương mà uống.
- Tiểu đường: Cắt Bí ngô ra từng miếng, rắc muối, bỏ vào nấu, ăn thêm với nước mắm hoặc tương Ðậu nành. Hoặc cắt bí ra từng miếng, đem xào bằng dầu thực vật rồi thêm hành, muối, tương và nước vừa đủ, nấu lên ăn.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Bèo Lục Bình có công dụng gì?
Cây Bán Biên Liên có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Bí Ngô vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha