Triệu chứng Bệnh Viêm Xương Chũm

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Viêm Xương Chũm là gì?

Xương chũm là một khối xương nhỏ ở phía dưới bên của hệ xương thái dương, nằm ở phía sau ống tai ngoài, phía sau hòm nhĩ và sau mê nhĩ. Viêm xương chũm là bệnh nhiễm trùng ở chỗ lồi ra của xương sọ nằm sau tai gọi là mấu chũm. Bệnh có thể phá hủy phần xương này, kéo theo mất khả năng nghe.Quá trình viêm thường kéo dài không quá 3 tháng, khác với phản ứng xương chũm do mủ ứ đọng trong tai giữa gây nên, phản ứng xương chũm này chỉ kéo dài 5-7 ngày là khỏi.

Viêm xương chũm có 3 thể chính:

  • Viêm xương chũm cấp tính: thường xuất hiện sau viêm tai giữa. Ngươi bệnh sẽ bị viêm tai giữa cấp trước đó khoảng 3 tuần, là tình trạng viêm các thông bào xương chũm trong xương thái dương.
  • Viêm xương chũm mạn tính: được xác định khi quá trình chảy mủ tai thối kéo dài trên 3 tháng. Viêm tai xương chũm cấp hay mạn tính đều có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp-xe não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, viêm các xương xung quanh hộp sọ, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt, áp-xe cổ hay áp-xe quanh họng rất nguy hiểm.

Triệu chứng của bệnh Viêm Xương Chũm

Triệu chứng của bệnh Viêm Xương Chũm được kể đến như:

Viêm Xương Chũm cấp

  • Có thể co giật, nôn, thóp phồng.
  • Đau tai là triệu chứng chính: Tăng dần, có lúc dữ dội, đau sâu trong tai lan ra vùng chũm hoặc vùng thái dương cùng bên.
  • Nghe kém: Từ từ tăng dần, nghe kém thể dẫn truyền.
  • Có thể kèm ù tai, chóng mặt nhẹ.Hội chứng nhiễm trùng: Trẻ sốt cao 40-41oC, mệt mỏi quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú.
  • Da vùng chũm sưng nề, tấy đỏ.
  • Phản ứng xương chũm dương tính.
  • Ống tai ngoài, hòm nhĩ có mủ thối, đặc, màu vàng đục.
  • Màng nhĩ nề dày, có thể thấy lỗ thủng nhỏ màng nhĩ, bờ không rõ.
  • Dấu hiệu xóa góc sau trên: Da vùng sau trên ống tai sưng nề, bong ra.

Viêm xương chũm mạn tính

  • Chảy mủ tai là triệu chứng chính, mủ chảy thường xuyên, nhiều, đặc, có mùi thối rõ, nhất là khi có cholesteatoma kèm theo (có váng óng ánh như váng vỡ).
  • Nghe kém ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp.
  • Đau tai: Không rõ rệt, đau từng lúc, âm ỉ, hay gặp nhức đầu vùng thái dương bên tai chảy mủ.
  • Ống tai có nhiều mủ thối, có thể có các mảnh trắng của cholesteatoma hoặc có polyp che lấp màng nhĩ.
  • Lỗ thủng ở màng nhĩ thường rộng, bờ sát khung xương, đáy nhĩ bẩn, có khi lộ cả xương búa, có trường hợp thủng nhỏ ở góc sau trên của màng nhĩ.
  • Xquang (Schuller): Xương chũm bị mất các thông bào, hình ảnh đặc xương hoặc có chỗ tiêu xương.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm Xương Chũm

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Xương Chũm chúng bao gồm:

Viêm Xương Chũm cấp tính

Các yếu tố thuận lợi:

  • Viêm tai giữa cấp ứ mủ không được chích nhĩ tháo mủ kịp thời , hoặc có chích rạch nhưng quá muộn.
  • Lỗ thủng màng nhĩ nhỏ hoặc bị bít tắc không dẫn lưu được mủ.
  • Bệnh nhiễm trùng nặng làm mất sức đề kháng như sởi, cúm….
  • Thể trạng suy yếu, người có suy giảm miễn dịch nhất là những trẻ em ốm yếu, suy dinh dưỡng.
  • Liên cầu tan huyết và phế cầu thường là tác nhân vi khuẩn chính gây viêm tai xương chũm, độc tố của vi khuẩn mạnh dễ đưa đến viêm xương chũm cấp
  • Ngoài các loại vi khuẩn Gram (+) thường gặp còn có thể gặp vi khuẩn Gram (-) như: Haemophilus, Proteus, Não mô cầu, Klebsiella, Moraxella, Enterobacter, Pseudomonas.
  • Xương chũm ở thể thông bào (tế bào hơi xương chũm nhiều, to) dễ bị viêm cấp hơn thể xốp hoặc thể đặc ngà.

Viêm Tai Xương Chũm mãn tính

  • Chủ yếu do viêm tai giữa mủ mạn tính kéo dài.
  • Do viêm xương chũm cấp tính không được phẫu thuật, xử trí kịp thời và đúng phác đồ.
  • Các yếu tố: Cơ địa suy yếu; thông bào xương chũm ít, nhỏ, thể đặc ngà; viêm tai giữa sau chấn thương… làm bệnh tích dễ thành mạn tính.

Cách phòng ngừa bệnh Viêm Tai Xương Chũm

Bệnh Viêm Tai Xương Chũm cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Điều trị ổn định, tích cực bệnh lý viêm tai giữa cấp tính, viêm mũi họng, viêm VA, viêm Amydal đặc biệt ở trẻ nhỏ
  • Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng tốt cho trẻ
  • Chế độ ăn hợp lý, tăng cường sức đề kháng.
  • Kiểm tra sức khoẻ định kì.

Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Tai Xương Chũm

Điều trị Viêm Xương Chũm phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc kê đơn.
  • Sử dụng thuốc Đông Y.
  • Phẫu Thuật.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Đau Mắt Đỏ

Tìm hiểu về bệnh Viêm Tai Giữa

Tìm hiểu về bệnh Chàm Tai

Tìm hiểu về bệnh Đục Thuỷ Tinh Thể

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho các bệnh về tai mũi họng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx