Cây Địa Hoàng có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Địa Hoàng

Tên thường gọi: Địa hoàng.

Tên khoa học:  Rehmannia glutinosa Libosch.

Thuộc họ: Hoa mõm sói – Scrophulariaceae.

Mô tả: Cây thân thảo sống nhiều năm cao 20-30cm, toàn cây có lông mềm và lông tiết có màu tro trắng. Rễ mầm lên thành củ. Lá mọc vòng ở gốc, phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tròn, dài khoảng 3-15cm, rộng khoảng 1,5-6cm, mép khía răng tròn không đều, gân lá hình mạng lưới nổi rất rõ ở mặt dưới làm cho lá như bị rộp, chia lá thành những múi nhỏ. Hoa mọc thành chùm trên một cuống chung dài ở đầu cành. Đài và tràng đều có hình chuông, tràng hơi cong dài khoảng 3-4cm, mặt ngoài màu tím đẫm, mặt trong hơi vàng với những đốm màu tím 4 nhị, nhị trường. Quả hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ. Ra hoa vào tháng 4-6, ra quả vào tháng 7-8.

Bộ phận sử dụng: Rễ củ – Radix Rehamanniae, thường gọi là Địa Hoàng.

Nơi sống và thu hái: Loài  cây của vùng Đông Á . Từ năm 1958 nhập trồng ở nước ta, hiện nay được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam. Nhân giống bằng những mầm rễ, mỗi mầm dài khoảng1-2cm. Sau khi trồng 6 tháng rưỡi có thể thu hoạch. Mỗi năm có thể thu hoạch hai vụ vào các tháng 2-3 và 8-9. Chọn ngày nắng ráo để đào củ. Củ Địa hoàng tươi có hình thoi hoặc hình trụ cong queo, dễ bẻ gẫy, mặt ngoài có màu vàng đỏ, có những vùng thắt lại chia củ thành từng khoanh. Trên các rãnh có vết của mầm. Tuỳ theo cách chế biến, ta có Sinh Địa Hoàng và Thục Địa Hoàng.

  • Sinh địa: Củ Địa Hoàng đã được chọn lựa, rồi rải vào lò sấy; sấy trong 6-7 ngày cho khô đều.
  • Thục địa: Củ Địa Hoàng lấy về, ngâm nước, cạo sạch đất. Lấy những củ vụn nát nấu lấy nước, nước đó tẩm những củ đã được chọn rồi đem đồ, đồ xong lại phơi, phơi khô lại tẩm. Tẩm và đồ như vậy được 9 lần, khi màu thục đen nhánh là được. Khi nấu không dùng nồi kim loại như đồng, sắt. Tuỳ từng nơi, người ta áp dụng cách chế biến có khác nhau, có thể dùng rượu nấu rồi lại dùng nước gừng ngâm, lại nấu tiếp tới khi có thục màu đen. Do cách chế biến mà tính chất của Sinh địa và Thục địa có khác

Dược tính và công dụng của cây Địa Hoàng

Thành phần hoá học: Trong rễ có catalpol, mannit, rehmannin, glucose và một ít caroten. Còn có tới 15 acid amin và D-glucozamin, acid phosphorie và các cacbohydrat, chủ yếu là stachyoza; còn có chất campesterol.

Tính vị, tác dụng: Địa hoàng tươi có vị ngọt, đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt, mát máu. Sinh địa hoàng (Củ địa hoàng khô) có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tư âm dưỡng huyết. Thục địa hoàng có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ôn; có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm, bổ huyết, làm đen râu tóc. Các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng chống đường huyết, tác dụng cầm máu, lợi tiểu, kháng sinh của Địa Hoàng.

Công dụng, chỉ định và kết hợp:

  • Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn, ôn dịch, phát ban chẩn, cổ họng sưng đau, huyết nhiệt, tân dịch khô.
  • Thục địa dùng trị thận âm suy sinh ra các chứng nóng âm ỉ, bệnh tiêu khát (đái đường), đau họng, khí suyễn (khó thở), hư hoả bốc lâm sinh xuất huyết, làm sáng mắt, điều kinh, bổ huyết, sinh tinh, làm cho cơ thể tráng kiện.

Cây Địa Hoàng và các bài thuốc

Bài thuốc

  • Ho khan ít đờm, ho khạc ra máu, giãn phế quản: Củ địa hoàng tươi, rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy 300ml nước ép.
  • Nóng sốt, sốt xuất huyết, sốt phát ban: 24g cây địa hoàng tươi, 12g lá sen, 12g trắc bá diệp tươi, 8g ngải diệp tươi, rửa thật sạch, cho vào ấm và sắc thành nước thuốc.Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, kiên trì sử dụng trong vài ngày sẽ hạ sốt, trị sốt xuất huyết, sốt nổi ban rất hiệu quả.
  • Khí huyết không đều ở phụ nữ: 40g can địa hoàng, 80g ô tặc cốt, đem tán thành bột mịn. Chia bột thuốc thành 7 phần bằng nhau.Mỗi ngày dùng 1 phần uống cùng rượu trắng, dùng trong 7 ngày liên tục.
  • Bổ huyết sinh tinh hiệu quả cho nam:  100g gạo tẻ cùng với 50g can địa hoàng, nấu cháo cho đến khi chín nhừ.Cho thêm một thìa nhỏ dấm và mật ong khuấy đều. Nam giới mỗi ngày ăn một lần cháo vào bữa chính, sử dụng đều đặn để có hiệu quả.
  • Sốt cao không hạ được, đi kèm co giật : 20g sinh địa, 10g lá hẹ tươi rửa sạch sẽ. Giã nát cho thêm một thìa nước rồi lọc bỏ bã, chắt giữ lại phần nước cốt uống ngày một lần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Ngọc Lan Hoa Trắng có công dụng gì?

Cây Vạn Tuế có công dụng gì?

Cây Mạch Môn có công dụng gì? 

Cây Rẻ Quạt có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Địa Hoàng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx