Triệu chứng Bệnh Chàm Tai

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Chàm Tai là gì?

Bệnh chàm (eczema) là một dạng bong tróc, tổn thương lớp biểu bì (lớp da), thường xuất hiện ở các ngón, lòng bàn tay, bàn chân của người mắc bệnh. Trong dân gian thường gọi bệnh này là chàm tổ đỉa, do những tổn thương lặp đi lặp lại nhiều lần khiến da sần sùi kèm theo các lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa. Chàm tai đôi khi có thể xuất hiện mà không liên quan đến bất cứ tác nhân nào.

Có 3 loại bệnh chàm phổ biến có thể gây ảnh hưởng đến tai, bao gồm:

  • Chàm dị ứng: Gây ngứa, khô, đỏ và xuất hiện các vết nứt nẻ ở dái tai và mặt. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở phía sau tai hoặc trong ống tai.
  • Bệnh chàm da: Thường phổ biến ở người cao tuổi và có liên quan đến việc thay đổi thời tiết.
  • Bệnh chàm bã nhờn: Thường phổ biến ở vùng da đầu, cổ, tai và vùng phía sau tai.

Triệu chứng của bệnh Chàm Tai

Chàm tai có những những triệu chứng điển hình để nhận biết như:

  • Da bị khô, ráp, bong tróc lớp bề mặt và đóng vảy ở ống tai và xung quanh tai.
  • Vùng da bị bệnh bị mất lớp ngoài nên thường chuyển sang màu hồng nhạt hoặc màu đỏ.
  • Vùng bị chàm sẽ tấy, sưng viêm.
  • Luôn có cảm giác ngứa ngáy ở bên trong như bị nấm ống tai hoặc xung quanh tai.
  • Xuất hiện chất dịch lỏng có mùi hoặc không có mùi chảy ra từ tai.
  • Bệnh cũng có thể lây lan đến các vùng liền kề như gáy, sau tai, vùng kết nối giữa đầu, cổ và tai.
  • Vùng da bị bệnh sưng đỏ, có thể đổi màu hoặc xuất hiện tia máu.
  • Làn da khô ráp, trở nên nhạy cảm hơn nên rất dễ bị kích thích gây đau rát, khó chịu.
  • Có thể xuất hiện các vết nứt nẻ sâu ở tai hoặc chảy máu.
  • Bị nhiễm trùng lớp bề mặt bên trong ống tai.
  • Sụn vành tai sưng đỏ, viêm nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh Chàm Tai

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Chàm Tai chúng bao gồm:

  • Di truyền.
  • Thời tiết.
  • Dị ứng.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa, bột giặt, sữa tắm không phù hợp với làn da.
  • Không vệ sinh làm sạch khăn lau, khăn tắm.
  • Do dị ứng da .
  • Nhiễm trùng da.
  • Đeo các trang sức bằng kim loại có nguy cơ gây kích ứng như Niken, vàng, sắt và hợp kim từ sắt.
  • Sử dụng khăn mặt có chất liệu vải thô ráp và dễ gây kích ứng da.
  • Căng thẳng, áp lực tâm lý, bị stress trong thời gian dài.
  • Hút thuốc, uống rượu hoặc tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích mạnh.
  • Lạm dụng thuốc Tây.

Cách phòng ngừa bệnh Chàm Tai

Bệnh Chàm Tai cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Luôn giữ độ ẩm cần thiết cho tai vì khi da tai khô sẽ tạo điều kiện khởi phát các triệu chứng chàm vành tai bằng dầu dừa, dầu dưỡng ẩm tinh chất…
  • Với những người có làn da mẫn cảm nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không mùi, có nguồn gốc thiên nhiên và không chứa thành phần kích ứng.
  • Giữ ấm tai, tránh tiếp xúc với không khí khô và lạnh.
  • Nên vệ sinh sạch ống tai và vùng da xung quanh tai bằng nước ấm thường xuyên .
  • Nếu đã từng mắc chàm da, nên hạn chế đeo tai nghe, dùng kẹp kim loại, không nên sử dụng các loại trang sức kim loại, đặc biệt là các trang sức làm từ Niken.
  • Tránh ăn nhiều các thực phẩm gây dị ứng hoặc gây kích thích da như: Đồ cay nóng, Hải sản, thuốc lá, bia rượu, nước ngọt có gas,…
  • Sử dụng các loại chất tẩy rửa, dầu gội đầu, sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất kích thích, thích hợp với da nhạy cảm. Mọi người cũng có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp với cơ địa.

Các biện pháp để điều trị bệnh Chàm Tai

Điều trị Chàm Tai phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc Đông Y.
  • Sử dụng thuốc kê đơn (Tây Y).

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Chàm Tai

Trong Đông Y Cổ Truyền, có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Chàm Tai như sau:

  • Bài thuốc 1: Bồ Công Anh, Ké Đầu Ngựa, Cam Thảo Đất, Thổ Phục Linh, Cỏ Mần Trầu, Kim Ngân Hoa, Kinh Giới mỗi thảo dược có liều lượng 20g với Sài Đất 100g. Đem các thảo dược sắc với 1000ml nước, còn lại 300ml. Mỗi lần uống 14 – 20ml (trẻ em), người lớn dùng lượng gấp đôi.
  • Bài thuốc 2: Bạc Hà 4g, Thương Truật 8g, Phục Linh 8g, Bạch Tiễn Bì 8g, Mộc Thông 12g, Ngưu Bàng Tử 12g, Hoàng Liên 12g, Khổ Sâm 12g, Hoàng Bá 12g, Xa Tiền 16g, Sinh Địa 16g, Tri mẫu 15g, Thạch Cao 40g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Thục Địa 16g, Đương Quy 12g, Sinh Địa 16g, Kinh Giới 16g, Bạch Thược 12g, Phòng Phong 12g, Thương Truật 12g, Địa Phu Tử 12g, Bạch Tiễn Bì 8g, Khổ Sâm 8g, Thuyền Thoái 6g. Đem sắc ngày 1 thang.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Đau Mắt Đỏ

Tìm hiểu về bệnh Viêm Tai Giữa

Tìm hiểu về bệnh Tật Khúc Xạ

Tìm hiểu về bệnh Đục Thuỷ Tinh Thể

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho tai mũi họng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx