Triệu chứng Bệnh Polyp Mũi

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Polyp Mũi là gì?

Bệnh Polyp mũi là một khối u lành tính, thường gặp trong hốc mũi, hình thành từ lớp niêm mạc của mũi và các xoang. Polyp mũi gây ra những triệu chứng giả tương tự như viêm xoang. Polyp mũi có bản chất không phải là khối u mà là thoái hóa cục bộ của niêm mạc mũi hay xoang, chủ yếu là lớp tổ chức đệm. Polyp mềm, nhẵn, mọng trong và màu hồng nhạt, cấu trúc bên ngoài là lớp biểu mô với tế bào trụ, vuông hoặc thành tế bào lái bẹt, bên trong là tổ chức liên kết với các tế bào xơ tạo thành một lớp lỏng lẻo, chứa các chất dịch nhầy. Do các khối polyp mũi thường mềm nên nếu có mà kích thước nhỏ, rất có thể người bệnh hoàn toàn không biết mình mắc bệnh.

Ngoài polyp thông thường, ta có thể gặp một số thể khác như:

  • Polyp đơn độc Killian: là một khối polyp duy nhất, có thể mọc ra tại ngách mũi giữa, cuống mũi hay vách ngăn. Triệu chứng duy nhất gặp phải là ngạt và tắc mũi.
  • Polyp chảy máu: Loại polyp thường có chân bám ở vách ngăn, vùng điểm mạch Kisselbach, nên dễ gây ra chảy máu.
  • Bệnh Woakes: Các polyp có trong xoang sàng cả hai bên mũi, làm cho xương chính mũi bị biến dạng, gốc mũi bè rộng ra, rãnh mũi và mắt bị đẩy phồng, hai khóe trong mắt trở nên xa nhau hơn.

Triệu chứng của bệnh Polyp Mũi

Triệu chứng của bệnh Polyp Mũi được kể đến như:

  • Nghẹt mũi kéo dài.
  • Sổ mũi thường xuyên.
  • Thường xuyên chảy máu cam.
  • Giảm hoặc mất khứu giác.
  • Mất vị giác.
  • Đau nhức mặt hoặc nhức đầu.
  • Đau vùng răng hàm trên.
  • Cảm giác đè nặng trên mặt và trán.
  • Ngáy to, ngáy nhiều.
  • Nhức đầu âm ỉ.

Nguyên nhân gây bệnh Polyp Mũi

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Polyp Mũi chúng bao gồm:

  • Viêm đa xoang mãn tính.
  • Hen suyễn.
  • Viêm xoang dị ứng do vi nấm.
  • Viêm xoang mãn tính.
  • Nhạy cảm với aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (Non-Steroidal Anti-Inflammatory drugs- NSAIDs).
  • Xơ nang, rối loạn di truyền dẫn tới sản xuất và tiết ra chất dịch bất thường, đặc biệt chất nhầy từ màng mũi và xoang.
  • Hội chứng Churg-Strauss.
  • Yếu tố di truyền cũng có thể đóng góp vào việc hình thành polyp mũi.
  • Tuổi tác.

Cách phòng ngừa bệnh Polyp Mũi

Bệnh Polyp Mũi cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Tránh xa các tác nhân kích thích như ô nhiễm, khói bụi, phấn hoa…
  • Điều trị dứt điểm các bệnh hen suyễn hay dị ứng
  • Vệ sinh mũi bằng cách thường xuyên rửa tay, chống lây nhiễm vi khuẩn, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý,…
  • Giữ độ ẩm cho môi trường xung quanh, đặc biệt là trong nhà để cải thiện tình trạng hô hấp ở các xoang, tránh tắc nghẽn và viêm
  • Khi tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng khám và điều trị
  • Kiểm tra sức khoẻ định kì.

Các biện pháp để điều trị bệnh Polyp Mũi

Điều trị Polyp Mũi phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Phẫu Thuật.
  • Sử dụng thuốc kê đơn.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Viêm Mũi

Tìm hiểu về bệnh Viêm Tai Giữa

Tìm hiểu về bệnh Chàm Tai

Tìm hiểu về bệnh Viêm Xương Chũm

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho tai mũi họng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx