Mục lục
Bệnh Viêm Mũi là gì?
Bệnh viêm mũi là hiện tượng niêm mạc mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với một số tác nhân trong và ngoài cơ thể (ví dụ: bụi, khói, lông, thời tiết, nhiệt độ,…). Viêm mũi được phân loại là dị ứng hoặc không gây dị ứng. Viêm mũi có thể ảnh hưởng đến người bệnh trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài.
Các dạng viêm mũi thường gặp:
- Viêm mũi dị ứng.
- Viêm mũi không do dị ứng.
- Viêm mũi virus cấp tính.
- Viêm mũi mãn tính.
- Viêm mũi teo.
- Viêm mũi vận mạch.
- Viêm mũi do thuốc.
Triệu chứng của bệnh Viêm Mũi
Triệu chứng của bệnh Viêm Mũi được kể đến như:
- Chảy nước mũi trong, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang.
- Có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Sưng, có màu xanh vùng da dưới mắt.
- Giảm cảm giác hoặc mất mùi, vị giác.
- Nghẹt mũi.
- Sổ mũi.
- Ngứa mũi, họng, mắt và tai.
- Chảy dịch mũi sau.
- Hắt xì.
- Ho.
- Viêm họng.
- Chảy nước mắt.
- Ngủ ngáy.
- Đau đầu.
- Đau mặt.
- Giảm khứu giác, vị giác hoặc thính giác.
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Mũi
Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Mũi chúng bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phát hiện và phản ứng lại với các tác nhân (được gọi là dị nguyên) từ môi trường.
- Viêm mũi không dị ứng không bị kích hoạt bởi chất gây dị ứng và không liên quan đến phản ứng của hệ thống miễn dịch.
- Viêm mũi virus xảy ra do sự xâm nhập và tấn công từ các loại virus, như virus cảm lạnh hoặc virus cúm.
- Viêm mũi vận mạch là tình trạng các mạch máu trong mũi trở nên nhạy cảm quá mức do sự mất cân bằng của hệ thần kinh kiểm soát niêm mạc mũi.
- Viêm mũi teo là bệnh mãn tính, xảy ra khi niêm mạc mũi bị teo và cứng lại, khiến hốc mũi nở rộng, khô và đóng vảy.
- Viêm mũi do thuốc thường xảy ra khi có sự lạm dụng thuốc thông mũi không kê đơn (dạng xịt mũi hoặc nhỏ mũi).
- Tuổi tác.
- Giới tính.
- Tiếp xúc với chất kích thích.
- Nghề nghiệp.
- Bệnh lý.
Cách phòng ngừa bệnh Viêm Mũi
Bệnh Viêm Mũi cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:
- Nếu bạn có nuôi thú cưng trong nhà thì hãy tắm thường xuyên. Giữ thú cưng của bạn tránh xa phòng ngủ, giường và các vật dụng cá nhân của mình.
- Nơi ở thông thoáng, tránh môi trường ẩm ướt, nhiều nấm mốc. Sử dụng máy hút ẩm và vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ thường xuyên.
- Phòng tránh mạt bụi bằng việc giặt giũ vật dụng trong nhà. Hút bụi tại nơi sinh sống và làm việc thường xuyên.
- Tránh khỏi côn trùng đặc biệt là gián; luôn đậy thùng rác, rửa sạch sạch bát đĩa và vụn thức ăn để tránh tạo điều kiện cho côn trùng sinh sôi, phát triển.
- Loại bỏ các đồ vật dễ bám bụi như sách vở, giấy báo,….
- Kiểm tra sức khoẻ định kì.
- Cai thuốc lá, thuốc lào.
- Không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc đã xác định là từng gây dị ứng cho bản thân (ví dụ như hải sản).
Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Mũi
Điều trị Viêm Mũi phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:
- Sử dụng thuốc kê đơn.
- Điều trị các triệu chứng.
Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Mũi
Trong Đông Y Cổ Truyền, có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Viêm Mũi như sau:
- Bài thuốc 1: Nhân Sâm 6g, Bạch Truật 8g, Phục Linh 8g, Cam Thảo (chích) 4g, Biển Đậu 6g, Hoàng Kỳ 6g, Hoàng Cầm 5g, Hạnh Nhân 5g, Bối mẫu 6g, Liên Kiều 5g, Gừng tươi 3 lát, Đại Táo 3 quả. Sắc uống ngày 2 – 3 lần.
- Bài thuốc 2: Nhân Sâm 4g, Bạch Truật 8g, Phục Linh 8g, Cam Thảo (chích) 4g, Biển Đậu 6g, Hoàng Kỳ 6g, Sinh Địa 8g, Huyền Sâm 6g, Đan Bì 6g, Mạch Môn 6g, Kim Ngân 8g, Ké Đầu Ngựa 8g, Tân Di 4g Hoàng Cầm 6g. Sắc uống ngày 2 – 3 lần.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Tìm hiểu về bệnh Viêm Tai Giữa
Tìm hiểu về bệnh Viêm Xương Chũm
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho khoang miệng vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha