Triệu chứng Bệnh Đau Mắt Đỏ

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Đau Mắt Đỏ là gì?

Đau Mắt Đỏ còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa do vi khuẩn hoặc virus hay do phản ứng dị ứng với một số tác nhân như hóa chất và môi trường, triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia hoặc do Virus, chúng có thể tồn tại trên bề mặt các đồ dùng, dụng cụ trong vòng 35 ngày, có thể lây qua việc tiếp xúc với nước bọt, gỉ mắt của người bệnh…

Triệu chứng của bệnh Đau Mắt Đỏ

Triệu chứng của bệnh Đau Mắt Đỏ được kể đến như:

  • Mắt ngứa, cộm như có hạt bụi trong mắt.
  • Mắt đỏ.
  • Mắt tiết nhiều ghèn, chảy nước mắt.
  • Mi mắt sưng nề, đau nhức.
  • Có thể kèm theo các biểu hiện khác như: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch sau tai…
  • Giảm thị lực.

Nguyên nhân gây bệnh Đau Mắt Đỏ

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Đau Mắt Đỏ chúng bao gồm:

  • Đau mắt đỏ do nhiễm virus.
  • Đau mắt đỏ do nhiễm vi khuẩn.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng.

Cách phòng ngừa bệnh Đau Mắt Đỏ

Bệnh Đau Mắt Đỏ cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và mắt sạch sẽ.
  • Dùng khăn riêng.
  • Cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đụng chạm vào đồ dùng công cộng hoặc nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.
  • Tránh để nước bẩn, bụi hoặc các loại hóa chất (dầu gội, sữa tắm…) dính vào mắt
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C từ các loại trái cây
  • Hạn chế tiếp xúc tại nơi công cộng, tránh bệnh lây lan.
  • Nếu đi bơi nên chọn những bể bơi sạch, đạt tiêu chuẩn. Chú ý sử dụng kính bơi và ngay sau khi bơi nên rửa mắt nhiều bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, mở cửa thông gió. Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ thì nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cộng đồng sẽ giảm.

Các biện pháp để điều trị bệnh Đau Mắt Đỏ

Điều trị Đau Mắt Đỏ phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

  • Kháng sinh nhỏ mắt trong 5 đến 7 ngày.
  • Nếu do H. influenzae cần điều trị bằng amoxicillin/ clavulanate uống vì có nguy cơ tổn thương ngoài mắt.
  • Nếu do lậu cầu thì sửu dụng azithromycin 1g uống, bôi thuốc mỡ fluoroquinolone 4 lần/ ngày và rửa mắt bằng nước muối sinh lý 4 giờ/ lần để điều trị.
  • Ngoài ra cần phải nhập viện nếu có tổn thương giác mạc.

Đau mắt đỏ do virus

  • Bệnh có thể tự giới hạn, có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần.
  • Nhỏ nước mắt nhân tạo trong 1 – 3 tuần.
  • Chườm lạnh vài lần mỗi ngày.
  • Kháng Histamin nhỏ mắt nếu ngứa nhiều.
  • Nếu có giả mạc có thể bóc nhẹ bằng tăm bông hoặc tra, nhỏ mắt bằng steroid.
  • Nếu đau mắt đỏ do Herpes cần dùng thuốc kháng virus acyclovir 400mg uống 5 lần/ ngày. Lưu ý trong trường hợp này chống chỉ định với steroid.
  • Bệnh có tính lây lan mạnh nên cần tránh chạm tay vào mắt, bắt tay và dùng chung khăn mặt. Người bệnh cũng nên rửa tay thường xuyên để đảm bảo vệ sinh.

Đau mắt đỏ dị ứng

  • Loại bỏ tác nhân gây dị ứng nếu được, thường xuyên gội đầu và giặt quần áo.
  • Chườm lạnh vài lần một ngày.
  • Tùy theo mức độ nặng mà lựa chọn thuốc nhỏ mắt. Trường hợp nhẹ thì dùng nước mắt nhân tạo, mức độ trung bình thì nhỏ mắt kháng histamin, trường hợp nặng ngoài các thuốc trên cần thêm steroid nhỏ mắt nhẹ.
  • Trong trường hợp trung bình đến nặng có thể dùng kháng histamin đường uống.
  • Theo dõi trong 2 tuần.

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Đau Mắt Đỏ

Trong Đông Y Cổ Truyền gọi Đau Mắt Đỏ là  “Xích nhãn” hay “Hoả nhãn”, có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Đau Mắt Đỏ như sau:

Thuốc dùng uống

  • Bài thuốc 1: Cúc Hoa 9g, Lá Dâu 6g, Câu Đằng 6g, Liên Kiều 9g, Cát Cánh 6g, Cam Thảo 3g, Sa Tiền Thảo 9g. Sắc uống.
  • Bài thuốc 2:Thạch Quyết Minh 12g, Tang Diệp 16g, Câu Kỳ Tử 12g, sắc uống hoặc dùng Thạch Quyết Minh 24g nấu với gan dê hoặc gan lợn chia 2 lần ăn trong ngày.

Thuốc dùng ngoài

  • Bài thuốc 1: Tang Diệp, Cúc Hoa, Lá Tre, Bạc Hà mỗi thứ 1 nắm, nấu nước xông, ngày 2 lần. Hoặc Lá Dâu đem giã nhỏ, vắt lấy nước cốt tẩm vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt ngày 2 – 3 lần sẽ làm tan sung huyết.
  • Bài thuốc 2: Ngư Tinh Thảo tươi (Lá Diếp Cá) vừa uống trong vừa giã nhuyễn đắp ngoài ngày dùng 50-100g, chia vài lần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Viêm Màng Não

Tìm hiểu về bệnh Dị Ứng Mắt

Tìm hiểu về bệnh Tật Khúc Xạ

Tìm hiểu về bệnh Đục Thuỷ Tinh Thể

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho mắt vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx