Mục lục
Bệnh Viêm Amidan là gì?
Amidan nằm ở ngay đầu hầu họng, chúng ta có thể quan sát ngay khi há miệng to, là một cặp khối mô mềm nằm ở phía sau họng (hầu họng). Mỗi amidan bao gồm các mô tương tự như các hạch bạch huyết (lympho), đóng vai trò ngăn chặn và đào thải các độc tố cùng vi sinh vật có hại ra khỏi cơ thể. Hoạt động như một cơ chế bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn vào cơ thể khiến amidan không thể chống lại được, gây ra nhiễm trùng, tình trạng này được gọi là viêm amidan. Tình trạng này dễ lây lan và có thể do nhiều loại virus và vi khuẩn phổ biến.
Dựa trên triệu chứng và thời gian phát bệnh, viêm Amidan được chia làm một số dạng như:
- Viêm amidan cấp: Tình trạng tổn thương viêm sung huyết, xuất tiết hoặc viêm mủ. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và các thanh thiếu niên. Các triệu chứng khởi phát nhanh và đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Có thể chữa khỏi sau 2 tuần.
- Viêm amidan mãn tính: Khi viêm cấp tính tái phát nhiều lần, amidan sẽ phình to và các hốc xuất hiện mủ trắng thì nghĩa là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này dễ bị sốt vặt, ngứa và vướng họng, khạc nhổ do xuất tiết, hôi amidan sưng to, thậm chí khó nuốt, khó thở, ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan quá phát: hai bên amidan sưng to và va chạm vào nhau khiến bệnh nhân ngáy to, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan xơ teo: amidan nhỏ và teo dần sau các lần viêm nhiễm, bề mặt amidan bị xơ hoặc xuất hiện nhiều mủ bã đậu.
- Viêm amidan hốc mủ: là tình trạng viêm amidan mủ, gây ra tình trạng đau rát, hôi miệng, bật mủ ra ngoài khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi,…
Triệu chứng của bệnh Viêm Amidan
Triệu chứng của bệnh Viêm Amidan được kể đến như:
- Khô, nóng và đau họng, hơi thở có mùi.
- Vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và làm sưng amidan, tấy đỏ, xuất hiện nhiều đốm mủ trắng trên bề mặt.
- Viêm amidan do virus làm cả vòm họng sưng và tấy đỏ, đồng thời người bệnh còn bị xuất huyết trong niêm mạc.
- Dịch mũi chảy nhiều, gây bít tắc đường thở khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở.
- Khi tình trạng viêm lan xuống khí quản, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng tức ngực, khản giọng, ho có đờm.
- Đa số người bệnh đều bị sốt cao trên 38 độ, có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, đau người, chán ăn, đi tiểu ra máu.
- Amidan phì đại khiến việc nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn, kể cả khi nói cũng không rõ ràng, phát ra tiếng ngáy khi ngủ.
- Các triệu chứng khác có thể là sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu và đau đầu…
Nguyên nhân gây bệnh Viêm Amidan
Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Amidan chúng bao gồm:
- Vi khuẩn, virus.
- Tạng bạch huyết.
- Cấu trúc amidan bất thường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Người bệnh có tiền sử đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi,…
- Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
- Thời tiết thay đổi đột ngột.
Biện pháp phòng ngừa bệnh Viêm Amidan
Bệnh Viêm Amidan cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:
- Rửa tay kỹ và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ cá nhân.
- Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan.
- Che miệng khi ho hoặc hắt hơi sau đó rửa tay thật sạch.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý và khoa học.
- Kiểm tra sức khoẻ định kì.
- Tăng cường tập thể dục.
Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Amidan
Điều trị Viêm Amidan phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:
- Nghỉ ngơi, ăn lỏng dễ tiêu, bổ sung nhiều nước.
- Sử dụng thuốc, biện pháp giảm đau, hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C: Paracetamol. Uống cách ít nhất 4 – 6 giờ.
- Kháng sinh: trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm β lactam, nếu dị ứng thì dùng nhóm macrolid.
- Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.
- Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm: bicarbonat natri, borat natri… (nửa thìa cà phê trong một cốc nước ấm).
- Nâng cao thể trạng: yếu tố vi lượng, sinh tố, calci…
- Tăng độ ẩm không khí.
- Hạn chế nói chuyện.
- Tiểu phẫu.
Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Amidan
Trong Đông Y Cổ Truyền có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Viêm Amidan như sau:
-
Chữa viêm Amidan thể nhẹ: Sơn Đậu Căn 12g, Bạc Hà 8g, Ngưu Bàng Tử 8g, Kim Ngân Hoa 16g, Huyền Sâm 12g, Sinh Địa 12g, Cỏ Nhọ Nồi 16g, Bồ Công Anh 16g, Cát Cánh 6g, Xạ Căn 6g. Đem tất cả các vị thuốc sắc với 600ml nước rồi chia thành 4 lần uống trong ngày. Sử dụng đều trong vòng 2 tháng sẽ thấy các triệu chứng viêm amidan cấp tính giảm dần.
-
Trị viêm Amidan cấp tính (thể phong nhiệt): Bạc Hà 6g, Ngân Hoa 36g, Ngưu Bàng Tử 12g, Liên Kiều 20g, Cát Cánh 6g, Cam Thảo 4g, Hoàng Cầm 4g, Xuyên Tiêu 4g, Mã Thầy 4g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, sắc với tỷ lệ nước vừa phải, đun sôi thì giảm nhiệt, sắc đến khi nước thuốc có màu sẫm thì dừng. Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 3 phần uống hết trong ngày.
- Triệu chứng bệnh không dứt, Amidan sưng đau, sốt nhẹ, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, miệng khô có mùi hôi, ho khan. Bài thuốc tác dụng dưỡng thanh phế, hoạt huyết tiêu viêm: Cỏ Nhọ Nồi 14g, Bạc Hà 12g, Bồ Công Anh 12gr, Huyền Sâm 10gr, Kim Ngân Hoa 10gr, Sinh Địa 10g, Sơn Đậu Căn 8g, Cát Cánh 8g, Xạ Can 4g. Rửa sạch các vị thuốc rồi cho ấm hoặc nồi sắc thuốc, không cho nhiều hơn 1 lít nước. Đun thuốc với mức nhiệt vừa phải, đến khi thuốc đặc màu thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 phần, uống thành 3 lần hết trong ngày, uống khi thuốc còn ấm.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Tìm hiểu về bệnh Ung Thư Vòm Họng
Tìm hiểu về bệnh Ung Thư Thanh Quản
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho tai mũi họng vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha