Triệu chứng của bệnh Tâm Thần

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Tâm Thần là gì?

Bệnh Tâm Thần là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng… hay còn được gọi là rối loạn sức khỏe tâm thần, sẽ đề cập đến một loạt các tình trạng sức khỏe tâm thần như: rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của một người. Ví dụ về bệnh tâm thần bao gồm trầm cảmrối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, hành vi gây nghiện và Tâm Thần Phân Liệt.

Bệnh tâm thần có thể xuất hiện đột ngột hay từ từ sau nhiều tháng. Người bị bệnh tâm thần sẽ có biểu hiện bất thường về lời nói, hành động, nhân cách so với những người bình thường, tuy nhiên, họ thường không nhận thức được sự bất thường này của bản thân, có thể khiến người bệnh cảm thấy đau khổ hoặc có thể gây ra các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như ở nơi làm việc hoặc trong các mối quan hệ. Hầu hết các trường hợp với các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát bằng sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp nói chuyện

Một số các loại bệnh tâm thần phổ biến:

  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn tâm trạng
  • Rối loạn tâm thần
  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn kiểm soát ham muốn và nghiện
  • Rối loạn nhân cách
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
  • Hội chứng rối loạn điều chỉnh
  • Rối loạn phân ly
  • Hội chứng Munchausen
  • Rối loạn tình dục và giới tính
  • Rối loạn triệu chứng thực thể
  • Chứng rối loạn Tic

Triệu chứng của bệnh Tâm Thần

Triệu chứng của bệnh Tâm Thần được kể đến như:

  • Rối loạn giấc ngủ, ăn kém ngon, mệt mỏi, mất quan tâm thích thú.
  • Mệt mỏi.
  • Đau lưng, ngực.
  • Rối loạn tiêu hoá.
  • Khô miệng.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Cân nặng thay đổi: tăng hoặc giảm
  • Tim đập nhanh.
  • Cách ly với xã hội, ban bè, giảm giao tiếp, thời gian ở trong phòng một mình nhiều hơn.
  • Suy giảm hiệu suất làm việc và học tập.
  • Lời nói khác lạ như đang nói tự nhiên ngắt quãng hay lời nói trở nên bí hiểm.
  • Thay đổi về hành vi, có thể suốt ngày nằm trên giường.
  • Có một số người trở nên ít ở nhà hay đi lang thang.
  • Cảm xúc thờ ơ.
  • Xuất hiện những ý nghĩ kỳ lạ có thể cho rằng mình ở thế giới khác về, mình là người cõi trên, cho rằng thức ăn có độc, có ai đó hại mình, có người vui vẻ quá mức múa hát làm huyên náo, có người bồn chồn đứng ngồi không yên, đập phá, xung động tấn công.
  • Không có khả năng đối phó với vấn đề hàng ngày hoặc căng thẳng.
  • Rượu hoặc lạm dụng ma túy.

Nguyên nhân gây bệnh Tâm Thần

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Tâm Thần đã được xác định; chúng bao gồm:

  • Di truyền: Những gia đình có tiền sử có người mắc bệnh tâm thần sẽ có nguy cơ cao hơn.
  • Do sinh học: Những sang chấn từ bên ngoài có thể dẫn tới bệnh tâm thần như: có tiếp xúc với chất độc hại, virus, chấn thương vùng đầu, khi còn ở trong bụng mẹ….
  • Rối loạn sinh hóa não: Những thay đổi xảy ra trong não bộ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
  • Cuộc sống: Khi cuộc sống gặp khó khăn như thất bại trong công việc, học tập,… sẽ khiến cho tâm lý căng thẳng kéo dài và làm gia tăng nguy cơ dẫn tới bệnh tâm thần. Có thể do giáo dục từ gia đình sẽ dẫn tới lối tư duy lệch lạc, không lành mạnh như có tiền sử lạm dụng tình dục, thể chất, lòng tự trọng kém, bị xúc phạm,…
  • Sự khác biệt giữa các thế hệ trong gia đình.
  • Phụ nữ hậu sản.

Cách phòng ngừa bệnh Tâm Thần

Bệnh Tâm Thần cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo môi trường lành mạnh.
  • Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn, những xung đột giữa cha mẹ hoặc anh chị em, giáo dục con đúng phương pháp, không quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng.
  • Trong đơn vị tập thể cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, luôn xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau.
  • Đối với những người bị thất vọng, bị đau khổ cần có thái độ quan tâm, an ủi, đối xử đúng mức giúp họ tìm lối thoát.
  • Đối với bệnh tâm thần chưa rõ nguyên nhân, cần điều trị kịp thời đề phòng biến chứng và tiến triển mạn tính. Đối với bệnh tâm thần mạn tính cần tích cực điều trị thuốc men và phục hồi chức năng, hạn chế tái phát.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Nói không với các chất kích thích.
  • Tăng cường hoạt động thể lực kết hợp cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.

Các biện pháp để điều trị bệnh Tâm Thần

Điều trị Tâm Thần phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Điều trị thuốc và huấn luyện các chức năng sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh như: Vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, chải tóc, tự mặc quần áo,… Những việc làm đều đặn mỗi ngày này sẽ giúp cho người bệnh tâm thần tăng tập trung chú ý vào một việc và giảm các hành động bất thường.
  • Phục hồi chức năng về lĩnh vực xã hội và gia đình. Khuyến khích bệnh nhân tâm thần quay trở lại học tập, làm việc và tham gia các nhóm hội.
  • Phục hồi chức năng trong lĩnh vực kinh tế như như khuyến khích người bệnh quan tâm đến cuộc sống, có trách nhiệm với gia đình, làm các công việc nội trợ.
  • Liệu pháp hoá dược (sử dụng thuốc An Thần, chống chầm cảm)
  • Liệu pháp sốc điện (dùng một dòng điện dạng xung, đi qua vỏ não, gây ra một cơn co giật kiểu động kinh để có tác dụng điều trị)

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Tâm Thần

Trong Đông Y Cổ Truyền có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Tâm Thần như sau:

  • Tư duy phân tán, tình cảm lạnh nhạt, hành vi chậm chạp, thích cô độc, có ảo giác, vùng thượng vị đầy tức, miệng nhớt dính, rêu lưỡi dày: Sài Hồ, Bạch Truật mỗi thảo dược đều có liều lượng 12g, Hương Phụ, Thạch Xương Bồ, Chỉ Thực mỗi thảo dược đều có liều lượng 15g; Uất Kim, Phục Linh mỗi thảo dược đều có liều lượng 30g; Đởm Nam Tinh, Khương Trúc Nhự, Khương Bán Hạ, Bạch Phàn mỗi thảo dược đều có liều lượng 10g, Trần Bì 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bứt rứt không yên, nói năng bậy bạ, hành vi vô ý thức, ảo giác nghe nhìn, sắc mặt tối sạm, nữ giới mất kinh hoặc kinh có huyết cục, chất lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Đương Quy, Tang Bạch Bì, Tử Tô mỗi thảo dược đều có liều lượng 12g, Xích Thược, Hồng hoa, Sài Hồ, Hương Phụ, Trần Bì, Xuyên Khung mỗi thảo dược đều có liều lượng 1g, Đào Nhân 20g, Uất Kim 30 g, Bồ Hoàng, Đan Sâm mỗi thảo dược đều có liều lượng 15 g; nếu lạnh thì thêm Phụ Tử 6g, Can Khương 3g.
  • Hưng phấn, hiếu động, nghe nhìn có ảo giác, hát ca cười nói huyên thuyên, đánh người, phá của, ăn nhiều, dục tính mạnh, người gầy, miệng khô khát, lưỡi đỏ ít rêu: Sinh Địa, Huyền Sâm mỗi thảo dược đều có liều lượng 15 g, Mạch Môn Đông, Địa Cốt Bì mỗi thảo dược đều có liều lượng 12g, Hoàng Liên 5g, Mộc Thông 6g, Trúc Diệp 10g, Phục Thần, Táo Nhân (sao) mỗi thảo dược đều có liều lượng 30g, sắc uống.
  • Sợ lạnh, chân tay lạnh co ro, nói ít, người yếu mệt, da mặt sạm, không buồn ăn uống, chất lưỡi bệu nhạt, rêu lưỡi trắng: Nhân Sâm 6g, Hoàng Kỳ 15g, Cam Thảo 10g; Xuyên Khung, Bá Tử Nhân, Ba Kích Thiên mỗi thảo dược đều có liều lượng 12g, Kê Huyết Đằng, Toan Táo Nhân mỗi thảo dược đều có liều lượng 30g, Linh Uy Tiên, Nhục Thung Dung mỗi thảo dược đều có liều lượng 15g.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Tai Biến Mạch Máu Não

Tìm hiểu về bệnh Động Kinh

Tìm hiểu về bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Tìm hiểu về bệnh Áp Xe Não

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho hệ thần kinh vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx