Triệu chứng của bệnh Viêm Họng

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Bệnh Viêm Họng là gì?

Viêm họng là một trong số những bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp và thường gặp ở khá nhiều người, Tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng và hầu. Khi bị bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi hẳn sau một tuần, mà không để lại biến chứng gì. . Do sự tác động của các yếu tố khác nhau. Trong đó phải kể đến như các loại vi khuẩn, virus, sự ô nhiễm của môi trường và hóa chất độc hại.Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể gây viêm amidan. Bệnh có thể tồn tại ở dạng cấp tính hay mãn tính. Bên cạnh đó, Viêm họng liên cầu khuẩn, một loại viêm họng ít phổ biến hơn do vi khuẩn gây ra, cần điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây đau họng có thể cần điều trị phức tạp hơn.

Triệu chứng của bệnh Viêm Họng

Triệu chứng của bệnh Viêm Họng được kể đến như:

Triệu chứng viêm họng cấp

  • Cơ thể bị sốt cao, cơ thể bị ớn lạnh và đau nhức.
  • Khô nóng, kèm theo đó là triệu chứng đau nhói và đau rát vùng cổ họng.
  • Ho khan.
  • Giọng bị khàn.
  • Ngạt tắc mũi, chảy nước mũi.
  • Cổ họng bị xung huyết, đỏ và phù nề.
  • Hai bên amidan bị sưng, bề mặt có dịch nhầy phủ bựa trắng hoặc có thể trong suốt.
  • Cổ bị sưng hạch gây ra đau nhức.
  • Nếu viêm họng xảy ra do vi khuẩn, người bệnh sẽ bị đau đầu, cơ thể mệt mỏi.

Triệu chứng viêm họng mãn tính

  • Cổ họng bị nóng rát, ngứa ngáy và bị khô.
  • Có cảm giác bị vướng, nhất là sau khi ngủ dậy ở phần cổ họng.
  • Bị ho nhiều hơn mỗi khi thời tiết chuyển lạnh hoặc vào ban đêm.
  • Bị nghẹn vướng mỗi khi nuốt đồ ăn.
  • Thỉnh thoảng bị khàn giọng.
  • Niêm mạc họng đỏ, có nhầy trong suốt.
  • Thành họng dày, đỏ,  có các hạt màu đỏ hoặc hồng và bị nổi cộm nhiều hơn so với vùng niêm mạc ở xung quanh.
  • Cổ họng luôn nhạy cảm và rất dễ bị buồn nôn.
  • Khi viêm họng mãn tính xảy ra trong một thời gian dài sẽ chuyển sang viêm họng thể teo. Khi ấy, lớp niêm mạc tại cổ họng sẽ có nhiều mạch máu nhỏ, eo họng rộng và nhẵn mỏng.

Một số triệu chứng khác

  • Khi soi họng, có thể nhìn thấy niêm mạc vùng họng sưng đỏ, xung huyết. Ở vách họng có nhiều mụn nhỏ, mạch máu nổi lên có thể thấy rõ và có chất nhầy hoặc mủ phủ trên bề mặt.
  • Vi khuẩn tấn công vào vùng họng làm sưng hạch bạch huyết ở cổ, gây ra các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở họng.
  • Các tuyến ở họng sưng đau khiến cho gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, đôi khi nuốt nước bọt cũng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
  • Dịch tiết trong vùng họng có sự thay đổi. Ban đầu, chất dịch trong và ít, nhưng càng để bệnh kéo dài thì dịch tiết càng nhiều, đặc và sẫm màu đôi khi có mùi. Do dịch tiết làm vướng víu ở cổ họng nên người bệnh có thể bị khan tiếng, thậm chí là mất tiếng. Để loại bỏ dịch tiết ra khỏi cổ họng, nhiều người thường hắng giọng hoặc ho khạc.
  • Họng bị tấn công bởi các vi khuẩn nên rất mẫn cảm và gây ra cảm giác buồn nôn.
  • Vùng họng bị viêm nhiễm có thể gây sốt nhẹ và đau đầu. Trong trường hợp kéo dài, người bệnh có thể bị ù tai, nhức tai và có triệu chứng giống như bị cảm cúm nên dễ gây nhầm lẫn.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm Họng

Có khá nhiều tác nhân gây ra Bệnh Viêm Họng chúng bao gồm:

  • Viêm họng do nhiễm trùng, nhiễm virus.
  • Dị ứng.
  • Chất kích thích hoặc chất gây dị ứng.
  • Không khí.
  • Thời tiết
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nhiễm HIV.
  • Khối u tồn tại ở cổ họng, lưỡi có thể khiến bạn bị bệnh này.
  • Tác động cơ học.

Cách phòng ngừa bệnh Viêm Họng

Bệnh Viêm Họng cũng như các bệnh khác, nếu có kiến thức về bệnh cũng có thể phòng ngừa được:

  • Rửa tay kỹ lưỡng và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và sau khi hắt hơi hoặc ho.
  • Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc đồ dùng.
  • Ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy và vứt đi. Nếu cần thiết, hãy hắt hơi vào khuỷu tay của bạn.
  • Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn để thay thế cho việc rửa tay khi không có xà phòng và nước.
  • Tránh dùng miệng chạm vào vòi uống nước.
  • Thường xuyên vệ sinh điện thoại, điều khiển TV và bàn phím máy tính bằng chất tẩy rửa khử trùng. Khi bạn đi du lịch, hãy lau sạch điện thoại và điều khiển  trong phòng khách sạn của bạn.
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
  • Uống nhiều nước.
  • Luyện tập thể dục thể thao, bổ sung chất dinh dưỡng nâng cao đề kháng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Giữ ấm cơ thể, và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa.
  • Tránh ăn đồ ăn cứng, đồ ngọt, đồ lạnh, cay.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn.

Các biện pháp để điều trị bệnh Viêm Họng

Điều trị Viêm Họng phải được bắt đầu càng sớm càng tốt, một số biện pháp điều trị như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm.
  • Uống trà gừng mỗi ngày.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm.
  • Tăng cường trái cây, bổ sung vitamin C (cam, chanh, quất…..)
  • Chườm ấm cổ họng.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Sử dụng thuốc kê đơn.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý và khoa học.

Một số bài thuốc Đông Y dùng trị Viêm Họng

Trong Đông Y Cổ Truyền có một số bài thuốc kinh nghiệm chữa Viêm Họng như sau:

  • Ngạt mũi, nặng tiếng, người ớn lạnh, không mồ hôi, cổ họng hơi sưng, nuốt thấy vướng, đau, kèm theo đau đầu, sốt vừa, sợ gió, đau mỏi thân mình, chán ăn, mạch phù hoãn: Kinh Giới 12g, Phòng Phong 12g, Độc Hoạt 12g, Sài Hồ 12g, Tiền Hồ 12g, Xuyên Khung 12g, Chỉ Xác 12g, Cát Cánh 12g, Phục Linh 12g, Cam Thảo 12g, Khương Hoạt 12g, 7 lát Gừng, 10 lá Bạc Hà và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
  • Trong họng ngứa đau, khô, sưng đỏ, nuốt khó ăn hay nghẹn, thích uống nước lạnh, sốt cao, khát; mạch sác, nhiều người mắc cùng, lây lan lẫn nhau: Hoàng Liên 8g, Cam Thảo 10g, Nhân Sâm 10g, Bạch Linh 12g, Hoàng Cầm 12g, Ngưu Bàng Tử 12g, Phòng Phong 12g, Bạch Thược 12g, Thăng Ma 12g, Cát Cánh 12g, 7 lát gừng và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.
  • Yết hầu sưng, đau, nuốt nước bọt đau, người ậm ạch khó chịu, lợm giọng buồn nôn, ăn uống đau nghẹn khó nuốt, nói năng ngại, nặng thì khò khè, khó thở, tâm phiền; mạch hoạt sác: Nhân Sâm 8g, Trúc Nhự 8g, Thạch Xương Bồ 10g, Cam Thảo 10g, Đởm Tinh 10g, Chỉ Thực 10g, Quất Hồng Bì 16g, Phục Linh 16g, Bán Hạ 20g. Bán Hạ Khương chế, Trần Bì khứ bạch, 5 lát gừng và nước 1200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 120ml. Ngày uống 1 thang chia đều 5 lần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Tìm hiểu về bệnh Ung Thư Vòm Họng

Tìm hiểu về bệnh Động Kinh

Tìm hiểu về bệnh Tâm Thần

Tìm hiểu về bệnh Ung Thư Thanh Quản

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng cho tai mũi họng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx