Cây Câu Kỷ có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Câu Kỷ

Tên thường gọi: Câu kỷ, Rau khởi,枸杞子, Khởi Tử, Kỷ Tử.

Tên khoa học: Lycium chinense Mill.

Thuộc họ: Cà Solanaceae.

Mô tả: Cây nhỡ cao đến 1,5m, cành cong và ngả xuống có thể dài khoảng 4m, không gai hay có ít gai thẳng, có màu xám vàng, lá mọc so le, hay tập hợp 3-5 cái một, cuống dài 2-6mm, phiến thoi-xoan, dài 2-6cm, có màu lục bóng. Hoa cô độc hay nhóm 3 cái một ở nách lá, đài không lông; tràng màu tía có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng dài đến 2cm, màu đỏ sẫm hoặc đổ cam, hình trứng, hạt nhiều to 2-2,5mm, hình thận.

Bộ phận sử dụng: Vỏ rễ – Lycii Cortex Radicis, thường gọi là Địa Cối Bì, có khi dùng cả quả – Fructus Lycii. Lá có thể dùng để ăn như lá rau Khủ khởi.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Tây Á Châu, cũng mọc hoang đó đây ở một số nước Đông Á, được nhập vào trồng ở một số nước tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.  Người ta thường trồng làm cây cảnh và lấy các bộ phận làm thuốc. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô. Còn quả thu hái lúc chín, phơi trong râm; khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Dược tính và công dụng của cây Câu Kỷ

Thành phần hóa học: Trong rễ có betain, lyciumanid, sugiol, acid malissic. Trong quả có betain, acid ascorbic, acid nicotianic. Cành lá chứa protein 3,5%, lipid 0,72%, glucid 2,25%, tro 1,37%, rất giàu vitamin A.

Tính vị, tác dụng: Địa cốt bì có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm mát huyết, mát phổi. Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết. Lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh lương giải độc, trừ phiền, an thần, tiêu nhiệt, tán nhọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Câu kỷ dùng làm thuốc cường tráng chữa chứng tiêu khát, lưng và chân suy yếu, chuyên chữa về bệnh mắt do suy dinh dưỡng; cũng dùng làm hạ đường huyết. Thường dùng ngâm rượu. Vỏ rễ dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra máu. Lá dùng làm rau ăn (Rau khởi) có nhiều tác dụng.

Câu Kỷ và các bài thuốc

Bài Thuốc

  • Dưỡng da, trị nám:  300g Sinh Địa, 1kg Kỷ Tử. Đem tất cả các dược liệu tán thành dạng bột mịn bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần sử dụng 1 thìa hỗn hợp uống với 1 chén rượu ấm. Nên dùng 3 lần 1 ngày kiên trì trong thời gian dài để cải thiện làn da.
  • Xơ gan và viêm gan do thể âm hư: 12g mỗi vị gồm Đương quy, Mạch môn và Bắc sa sâm, 24g – 40g Sinh địa, 12-24g Kỷ tử, 6g Xuyên luyện. Đem rửa sạch, sắc cùng 500ml nước sạch trên lửa nhỏ. Khi thấy mức nước cạn còn lại phân nửa, tắt bếp để nguội. Nên uống thuốc 1 lần trong ngày, tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Yếu sinh lý nam giới:  50g các loại bao gồm: Kỷ tử, Quy đầu, Dâm dương hoắc, 100g Nhục thung dung,  Sinh địa, Thục địa, Huỳnh tinh, Đỗ trọng, Phòng đảng sâm, 40g gồm Nhân sâm, Hắc táo nhân, Cốt toái bổ, Đan sâm, Lộc giác giao, Ngưu tất xuyên, 20 Trần bì, 20g Lộc nhung và 30 quả đại táo.Làm sạch các nguyên liệu rồi ngâm cùng 10 lít rượu 40 độ. Đun thêm 300g đường phèn với 500ml nước cho tan hết đường, để nguội rồi đổ vào bình rượu ngâm.Tiến hành ngâm rượu trong khoảng tối thiểu 30 ngày để rượu ngấm rồi sử dụng hàng ngày.Mỗi ngày  chỉ nên sử dụng 25ml vào mỗi bữa cơm, không nên lạm dụng rượu, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và toàn bộ cơ thể.
  • Thanh nhiệt, giải độc gan: Dùng 3 – 5 quả kỷ tử khô, mật ong nguyên chất, trà xanh khô. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị hãm với nước sôi, đợi nguội bớt thêm mật ong.Mỗi ngày sử dụng 1 cốc trà kỷ tử và áp dụng đều đặn trong 1 – 2 tháng để cảm nhận rõ hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng Câu Kỷ

Khi sử dụng kỷ tử, cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Dược liệu này có thể gây sảy thai, phụ nữ mang thai cần tránh để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Kỷ tử có thể làm hạn chế khả năng tiết sữa mẹ ở phụ nữ sau sinh, vì vậy, khi cho con bú, mẹ bầu cần tránh dược liệu này.
  • Nên cẩn trọng khi dùng cho người bị tiêu chảy kéo dài hoặc tỳ vị hư yếu do dược phẩm có tính trệ.
  • Tuyệt đối không dùng kỷ tử cho những người có ngoại tà thực nhiệt.
  • Cần thực hiện nghiêm túc về liều lượng và thời gian sử dụng để đảm bảo hiệu quả trị bệnh cũng như các tác dụng không mong muốn nếu có.
  • Tuyệt đối không tự ý kết hợp các bài thuốc đồng thời khi không có chỉ định của y, dược sĩ điều trị bệnh.
  • Sau khi sử dụng thuốc xuất hiện các biểu hiện như dị ứng, mẩn ngứa, tiêu chảy hoặc nôn mửa cần ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ để được xử lý càng sớm càng tốt.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Câu Đằng có công dụng gì?

Cây Cát Đằng Cánh có công dụng gì?

Cây Cát Sâm có công dụng gì? 

Cây Cau có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Câu Kỷ vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

 

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx