Cây Mướp có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Mướp

Tên thường gọi: Mướp, Mướp ta.

Tên khoa học: Luffa cylindrica (L.).

Thuộc họ: Bầu bí – Cucurbitaceae.

Mô tả: Cây thân thảo leo. Lá mọc so le, có dạng tim, có 5-7 thùy có răng. Hoa đơn tính, các hoa đực tập hợp thành chùm dạng chùy, hoa cái mọc đơn độc. Quả dài 25-30cm hoặc hơn, rộng 6-8cm, hình trụ thuôn, khi già thì khô, bên trong có nhiều xơ dai. Ra hoa quả tháng 8-10.

Bộ phận sử dụng: Xơ Mướp – Retinervus Luffae Fructus, thường gọi là Ty Qua Lạc. Quả tươi – Fructus Luffae, thường gọi là Sinh Ty Qua. Lá, dây, rễ, hạt cũng có thể dùng được.

Nơi sống và thu hái: Cây được trồng rất rộng rãi ở khắp nước ta lấy quả ăn. Thường thì ta ăn quả còn non, dùng nấu canh hay xào ăn. Nếu đã già quả có nhiều xơ, thì ta loại bỏ vỏ ngoài và hạt, chỉ dùng xơ Mướp.

Dược tính và công dụng của cây Mướp

Thành phần hóa học: Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.

Tính vị, tác dụng:

  •  Xơ Mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
  • Lá Mướp có vị đắng, chua, hơi hàn; có tác dụng chỉ huyết, thanh nhiệt giải độc, hoá đàm chỉ
  • Hạt Mướp có vị hơi ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận táo, sát trùng.
  • Dây Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hoá đàm.
  • Rễ Mướp có vị ngọt, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
  • Quả Mướp có vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, lương huyết giải độc. Công dụng:
  • Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.
  • Xơ Mướp thường dùng trị gân cốt đau nhức, đau mình mẩy ngực sườn, bế kinh, sữa chảy không thông, viêm tuyến sữa, thuỷ thũng.
  • Lá dùng trị ho gà, ho, nắng nóng miệng khát; dùng ngoài trị vết thương chảy máu ghẻ lở, bệnh mụn.
  • Hạt dùng trị ho nhiều đờm, giun đũa, đái khó.
  • Dây Mướp dùng trị đau lưng, ho, viêm mũi, viêm nhánh khí quản.
  • Rễ dùng trị viêm mũi, viêm các xoang phụ của mũi.

Cây Mướp và các bài thuốc

  • Ít sữa: Người ta dùng chân giò lợn nấu với Mướp để ăn.
  • Phụ nữ kinh nguyệt không thông hoặc không hành kinh được, máu xung lên tâm: Xơ Mướp đốt tồn tính uống vào lúc sáng, trưa, đói lòng, với rượu.
  • Tắc tia sữa: Dùng quả Mướp khô cả hạt, đốt tồn tính, tán bột, uống với rượu, mỗi lần 8g và dùng xoa bóp ngoài.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Hành có công dụng gì?

Cây Măng Cụt có công dụng gì?

Cây Xà Lách có công dụng gì? 

Cây Đu Đủ có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Mướp vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx