Cây Hành có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Hành

Tên thường gọi: Hành, Hành hương, Hành hoa.

Tên khoa học: Allium fistulosum L.

Thuộc họ: Hành – Alliaceae.

Mô tả: Cây thân thảo sống nhiều năm, cao tới 50cm, có thân nhỏ, có màu trắng hoặc màu nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7-1,5cm. Lá có màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30cm, có bẹ lá dài bằng 1/4 phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn, bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc màu xanh; bầu xanh đợt. Quả nang. Ra hoa vào mùa Xuân, mùa Hạ.

Bộ phận sử dụng: Củ hành hoặc toàn cây – Bulbus seu Herba Allii, gọi là Thông; có khi dùng cả hạt gọi là Thông Tử.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Á ôn đới và cận nhiệt  đới, được trồng rộng rãi khắp nơi làm rau ăn hàng ngày. Nhân giống thông thường bằng cách tách bụi (củ). Cũng có thể trồng bằng hạt vào mùa Xuân, mùa Thu. Có thể thu hái quanh năm. Khi dùng củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, nhặt hết rễ, rửa sạch. Thường dùng tươi.

Dược tính và công dụng của cây Hành

Thành phần hóa học: Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin. Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit. Hạt chứa S-propenyl- l- eine sulfoxide.

Tính vị, tác dụng: Hành có vị cay, tính ấm; có tác dụng làm toát mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm. Tây y cho là nó có tính chất lợi tiêu hoá, chống thối, chống ung thư. Hạt có vị cay, tính ấm, có tác  dụng bổ thận, làm sáng mắt.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Hành là một loại rau gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc bếp núc, nấu nướng. Hầu như tất cả các món ăn đều có sử dụng Hành lá để tạo thêm phần thơm ngon. Trong nhân dân ta thường có câu tục ngữ rất quen thuộc: “Trăm thứ canh không hành không ngon”.

Hành thường được dùng chữa:

  • Cảm lạnh, đau đầu, nghẹt mũi.
  • Khó tiêu và các bệnh lên men đường ruột.
  • Nghẽn ruột do giun đũa.

Cây Hành và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Cảm mạo, nhức đầu, nghẹt mũi: Củ Hành tươi 30g, Gừng 10g sắc uống. Có thể thêm Chè hương 10g nấu nước uống khi còn đang nóng.
  • Giảm niệu: Giã Hành đắp vào rốn.
  • Nghẽn ruột do giun đũa: Hành củ 30g nghiền ra với 30g dầu vừng, uống, mỗi ngày 2 lần.
  • Eczema, phát ban, loét ở chân: Hành tươi giã nát, cho nước đun sôi để rửa các phần đau, tuỳ theo kích thước của phần nhiễm bệnh mà dùng lượng hành nhiều hay ít.
  • Viêm mũi, nghẹt mũi: Dầm vài ba củ Hành để vào ly, chế nước sôi vào, trùm hoa giấy lên, hít vào mũi. Hoặc dùng nước Hành pha loãng nhỏ mũi.
  • Chữa bệnh tê thấp: Cho muối vào hành, thêm ít tương đậu nành, xào với dầu thực vật để ăn. Ngày nay, người ta đã biết được giá trị của Hành cũng như Tỏi trong việc phòng trị bệnh ung thư.
  • Âm nang sưng đau: Hành 20 gốc, muối ăn 5 g. Cùng giã nát như bùn, bôi ngoài chỗ đau.
  • Lở trĩ sưng đau: Hảnh cả rễ 20 gốc, sắc nước cho vào chậu, đợi cho ấm, ngồi vào ngâm.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Lá Lốt có công dụng gì?

Cây Dền Canh có công dụng gì?

Cây Xà Lách có công dụng gì? 

Cây Đu Đủ có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ Hành vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx