Mục lục
Đặc điểm của cây Lạc
Tên thường gọi: Lạc, Ðậu phọng.
Tên khoa học: Arachis hypogaea L.
Thuộc họ: Ðậu – Fabaceae.
Mô tả: Cây thân thảo hằng năm. Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra. Lá lông chim, có 4 lá chét có hình trái xoan ngược. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, có màu vàng. Quả không chia đôi, có hình trụ thuôn, thon lại giữa các hạt, có vân mạng. Hạt hình trứng, có rãnh dọc.Ra hoa vào tháng 5-6.
Bộ phận dùng: Hạt, dây lá – Semen et Caulis Arachitis Hypogaeae.
Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở Brazin, được nhập vào trồng ở nước ta từ lâu. Hạt thường được dùng làm thực phẩm. Dây lá dùng tươi.
Dược tính và công dụng của cây Lạc
Thành phần hoá học: Hạt chứa nước 3-5%, chất đạm 20-30% chất béo 40-50%; chất bột 20%, chất vô cơ2-4%. Trong thành phần chất đạm (protein) có một globulin là arachin (60-70%) và một albumin là conarachin (25-40%) cả hai chất này đều không tan trong nước. Cả arachin và conarachin đều cho các acid amin như methionin, tryptophan và d-threonin. Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là dầu lạc. Nó gồm các glycerid của acid béo no và không no, với tỷ lệ thay đổi rất nhiều tuỳ theo loại lạc, acid oleic 51-79%; acid linoleic 7,4-26%, acid palmitic 8,5% acid stearic 4,5-6,2%, acid hexaconic 0,1-0,4% và 2 acid chỉ thấy trong dầu lạc là acid arachidic và acid lignoceric.
Tính vị, tác dụng: Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ và tác dụng do làm co thắt các động mạch. Do thành phần protein và chất béo, lạc có tác dụng dinh dưỡng rất cao.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Lạc được dùng làm thực phẩm ở nhiều nước. Dầu lạc được dùng làm dầu ăn và chế thuốc, Lạc cũng được chỉ dẫn dùng trong bệnh suy nhược, lao lực. Còn dùng làm dịu các cơn đau bụng, và phối hợp với Quế, Gừng, làm dịu các cơn đau bụng kinh. Thân và lá dùng chữa bệnh trướng khí ruột kết.
Cây Lạc và các bài thuốc
Ðơn thuốc:
- Ho sốt đờm: Dùng 20g lạc giã dập, sắc uống nhắp nhắp thì lợi đờm, bớt
- Đại tiện táo kết: Uống 1 chén dầu lạc thì nhuận tràng.
- Người bệnh mới khỏi sút cân và phụ nữ ít sữa: Bột lạc rang, thêm muối và cháo Nếp nấu lẫn bột Củ mài, mỗi buổi sáng, ăn liền vài tuần thì có kết quả.
- Phụ nữ bị hư lao ho lâu: Dùng dây lạc khô sắc uống với bã gạc hươu (lộc giác sương) tán bột mỗi lần uống 4g vào buổi sáng.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Khoai Lang có công dụng gì?
Cây Khoai Tây có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Lạc vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha