Cây Sim có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Sim

Tên thường gọi: Sim.

Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Thuộc họ: Sim – Myrtaceae.

Mô tả: Cây nhỏ cao 1-3m. Lá mọc đối, phiến lá dày, chóp tù, mép nguyên, có 3 gân, mặt dưới có lông tơ. Hoa có màu hồng tím mọc riêng lẻ hoặc 3 cái một ở nách lá. Quả mọng có màu tím sẫm, chứa nhiều hạt. Ra hoa tháng 4-5, có quả tháng 8-9.

Bộ phận sử dụng : Rễ, lá và quả – Radix, Folium et Fructus Rhodomyrti Tomentosae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Nam Á – Đông Nam Á mọc hoang trên các đồi trọc ở vùng núi và đồng bằng. Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay khô. Quả thu hái vào mùa thu, có màu đỏ chín rồi phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Sim

Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt, chát, tính bình. Rễ có tác dụng khư phong hoạt lạc, thu liễm chỉ tả; lá có tác dụng thu liễm chỉ tả, chỉ huyết, quả bổ huyết.

Công dụng, chỉ định và kết hợp:

  1. Rễ được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, viêm gan, lỵ, phong thấp đau nhức khớp, lưng cơ đau mỏi, tử cung xuất huyết theo công năng, thoát giáng, dùng ngoài trị bỏng.
  2. Lá được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, ăn uống không tiêu; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết.
  3.  Quả dùng trị thiếu máu khi thai nghén, yếu ốm sau khi có bệnh, thần kinh suy nhược, tai điếc, di tinh.
  4. Lá non của Sim đắp làm liền da và cầm máu. Búp Sim sắc uống trị ỉa chảy hoặc đi lỵ và rửa vết thương, vết loét.
  5. Rễ cũng dùng sắc uống trị đau tim.
  6. Quả Sim chín làm rượu bổ.

Cây Sim và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Thiếu máu, yếu ốm, suy nhược thần kinh: Quả Sim 15g, Kê huyết đằng 15g, Hà thủ ô 15g. Sắc nước uống.
  • Viêm gan cấp và mạn, chứng gan to: Rễ Sim 30g, rễ Bùm họp 15g, rễ Muồng truông khô 30g. Sắc nước uống.
  • ỉa chảy, lỵ: Búp non hoặc nụ hoa Sim 8-16g tán bột hoặc sắc uống. Ta thường dùng bột lá Sim và cao gỗ Vang dập viên điều trị ỉa chảy.
  • Viêm dạ dày và viêm ruột cấp: Sắc 50 – 100g lá sim tươi để uống. Nếu dùng lá phơi khô, sắc khoảng từ 15 – 20g.Một ngày sử dụng 2 – 3 lần, dùng sau khi ăn 2h.
  • Chảy máu cam: 20g quả sim khô. Sắc với 3 bát nước, khi chỉ còn nửa bát thì uống. Dùng cho trẻ nhỏ nên giảm một nửa định lượng nguyên liệu.
  • Giảm đau rát vết bỏng: Đốt quả sim, nghiền thành bột mịn. Trộn bột sim với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau đó bôi vào vết thương bỏng.
  • Chữa đại tiện xuất huyết: 20g quả sim khô. Sắc quả sim khô với 400ml nước, đến khi chỉ còn khoảng 320ml thì ngưng. Chia thành 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 1 tuần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Ngọc Lan Hoa Trắng có công dụng gì?

Cây Vạn Tuế có công dụng gì?

Cây Địa Hoàng có công dụng gì? 

Cây Rẻ Quạt có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sim vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx