Cây Khoai Lang có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Khoai Lang

Tên thường gọi: Khoai lang hay Lang.

Tên khoa học: Ipomoea batatas (L.) Lant.

Thuộc họ: Khoai lang – Convolvulaceae.

Mô tả: Cây thân thảo sống lâu năm, có thân mọc bò, dài khoảng 2-3m. Rễ phình thành củ tròn dài, có màu đỏ, trắng hoặc vàng. Lá có nhiều hình dạng, thường là hình tim xẻ ba thuỳ sâu hay cạn, có cuống dài. Hoa có màu tím nhạt hoặc trắng, mọc thành xim ít hoa ở đầu cành hay nách lá.

Bộ phận dùng: Củ và lá – Radix et Folium Ipomoeae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây của Châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn. Lá cũng dùng luộc ăn được. Để dùng làm thuốc, có thể dùng củ tươi, hoặc củ thái lát phơi khô hay tán bột.

Dược tính và công dụng của cây Khoai Lang

Thành phần hoá học: Củ chứa 24,6% tinh bột, 4,17% glucose. Khi còn tươi, củ chứa 1,3% protein 0,1% chất béo, các diastase, tro có Mn, Ca, Cu, các vitamin A, B,C, 4,24% tanin, 1,375% pentosan. Khi đã phơi ở chõ thoáng mát, trong củ có inosit, gôm, dextrin, acid chlorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. Dây khoai lang cũng chứa adenin, betain, cholin. Ngọn dây Khoai lang đỏ có một chất gần giống insulin. Lá chứa chất nhựa tẩy (1,95-1,97%).

Tính vị, tác dụng: Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận.

Công dụng: Thường dùng trị:

  • Lỵ mới phát.
  • Đại tiện táo bón.
  • Di tinh, đái đục.
  • Phụ nữ kinh nguyệt không đều, loạn kỳ, máu xấu.
  • Cúm mùa hè, sốt nóng li bì, thân thể đau mỏi.

Có một số tài liệu còn cho rằng Khoai lang có thể giúp con người phòng ngừa chứng xơ cứng động mạch, hạ huyết áp, giảm béo phì và chứng già yếu. Nó cũng có khả năng chống ung thư vú và ung thư đại tràng,

Cách dùng: Ngọn non và lá Khoai lang dùng ăn luộc và uống nước hàng ngày từ 60-100g. Cũng có thể dùng 30-40g lá khô sắc uống. Đễ chữa táo bón, dùng củ tươi gọt vỏ, nghiền nát chế nước chín, quấy đều, uống sáng sớm lúc đói 1/2 cốc to và 1/2 cốc uống vào trước bữa ăn. Cũng có thể ăn củ luộc. Có thể chế bột khoai, phối hợp với Vừng (Mè) đen sao vàng tán bột, luyện viên. Để chữa lỵ mới phát, lấy vài ba củ nướng cho đến khi cháy hết vỏ ngoài, thịt trong vừa chín đem bóc vỏ ăn lúc còn nóng, thì đại tiện thông, hết mót rặn.

Cây Khoai Lang và các bài thuốc

Đơn thuốc:

  • Di tinh đái đục: Hột khoai lang khô uống mỗi lần 15-20g vào sáng sớm và trước lúc đi ngủ.
  • Cúm mùa hè: Khoai lang khô 1 bát, Ngấy tía 1 nắm, Sắn dây 1 nắm, Rau má 1 nắm, sắc uống.
  • Trị thiếu sữa: lá tươi non 250g, thịt lợn 200g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
  • Viêm tuyến vú: khoai lang, gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
  • Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.
  • Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
  • Viêm dạ dày thiểu toan: lấy nước cốt khoai lang sắc uống ngày 3 lần. Mỗi lần một chén, uống liền 3 tuần, nghỉ 1 tuần có thể uống tiếp.
  • Say tàu xe: củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.
  • Ngộ độc sắn: khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

Những lưu ý khi sử dụng Khoai Lang

  • Người mắc bệnh thận, có hệ tiêu hoá kém, có dạ dày yếu không nên ăn nhiều khoai lang.
  • Không ăn khoai lang sống.
  • Không ăn khoai lang vào buổi tối.
  • Không ăn khoai lang khi đang đói.
  • Không ăn khoai lang kèm với quả hồng.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Khoai Sọ có công dụng gì?

Cây Vạn Tuế có công dụng gì?

Cây Địa Hoàng có công dụng gì? 

Cây Sim có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Khoai Lang vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx