Mục lục
Đặc điểm của cây Dâm Bụt
Tên thường gọi:Cây dâm bụt, Hoa râm bụt, hoa dâm bụt, Cây Râm Bụt, Bông bụt, bông lồng đèn, mộc cận(木槿), chu cận(朱槿), đại hồng hoa (大紅花), phù tang (扶桑), phật tang (佛桑)
Tên khoa học: Hibiscus Rosa-sinensis
Thuộc họ: Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae)
Mô tả: Loài cây thân thảo, tròn, nhẵn, nâu xám có thể hóa thân gỗ nếu trồng lâu năm, cây mọc bụi, có chiều cao
thân khoảng từ 80-100cm. Có một số giống hoa khác có thể cao đến 2-4m. Lá mọc so le, cuống dài, hình bầu dục, gốc tròn, mép có răng cưa to, đầu nhọn. Lá kèm hình chỉ dài và nhọn. Cây phân nhánh rất nhiều cho nên cành lá vô cùng um tùm. Hoa Dâm Bụt thường có màu đỏ là chủ yếu, ngoài ra chúng còn có màu vàng, cam, hồng. Rễ cọ, rễ cọc mọc xung là các rễ nhỏ. Hoa thường mọc ở nách lá, mọc đơn, nở rực rỡ, có từ 5-6 cánh hoa, bên trong có rất nhiều nhị. Bầu hình nón. Quả nang tròn chứa nhiều hạt. Nở quanh năm, nhưng sẽ nở nhiều vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm.
Bộ phận sử dụng: Lá tươi, vỏ rễ, hoa. Lá và rễ thu hái quanh năm.
Nơi sống và thu hái: Loài cây mọc hoang dã có nguồn gốc từ Ấn Độ và một số quốc gia khu vực Đông Á. Thích hợp với khí hậu nhiệt đới, do đó nó không thể trồng được tại các nước có khí hậu lạnh. Ở nước ta, loài hoa này mọc khá nhiều, trải dọc từ các tỉnh thành phía Bắc cho đến tận phía Nam. Do có vẻ đẹp cuốn hút cho nên thường được người dân trồng trong vườn nhà để trang trí.
Dược tính và công dụng của cây Dâm Bụt
Thành phần hoá học: Lá Dâm bụt chứa nhầy, ester của acid acetic, β- sitosterol, caroten.
Hoa chứa: Flavonoid: quercetin, kaempferol, cyanidin–3,5–diglucosid, cyanidin–3– sophorosid-3– glicosid; alkaloid; vitamin: thiamin 0,031 mg%, riboflavin 0,048 mg%, acid ascorbic 4,16 mgµ%, beta – caroten 39169 µg%; chất nhầy. Ngoài ra, Dâm bụt còn có 1 sterol, 3 hợp chất cyclopropenoid: Me sienculat, malvalat và 2–hydroxysterculat, 2 chất [Me(CH2)7 C (OMe:CHCO (CH2)n, CO2Me, n=6 và 7), hentriacontan.
Công dụng và tính vị: Theo Đông Y, dâm bụt có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, an thần,… Thường dùng chữa kiết lỵ, mụn nhọt, rong kinh, kinh nguyệt không đều, bạch đới, khó ngủ, hồi hộp…
Cây Dâm Bụt và các bài thuốc
Bài thuốc
- Chân đau nhức, tê mỏi: Lá dâm bụt, lá si, lá đào, lá mận, lá thài lài tía, mỗi thảo dược có liều lược 30g phơi khô, thái nhỏ, sao qua, ngâm với ít rượu, dùng xoa bóp hằng ngày.
- Rong kinh: Rễ dâm bụt 40g, lá huyết dụ 30g, sắc uống ngày 1 thang. 7 ngày là một liệu trình.
- Điều trị di tinh: Hoa dâm bụt 10g, hạt sen 30g. Sắc uống ngày 1 thang. 10 ngày là một liệu trình.
- Khí hư (bạch đới): Vỏ dâm bụt 40 – 50g thái nhỏ, sao vàng, sắc uống liên tục trong 1 tuần, nghỉ 10 ngày, nếu bệnh chưa hết thì lại uống tiếp.
- Kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30g, lá huyết dụ 25g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 – 5 ngày kỳ kinh 7 ngày.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cỏ Cứt Lợn có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Dâm Bụt vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha