Mục lục
Đặc điểm của cây Thìa Là
Tên thường gọi: Thìa Là, Thì Là, Cây Thìa Là.
Tên khoa học: Anethum graveolens L.
Thuộc họ: Hoa tán – Apiaceae.
Mô tả: Cây thân thảo sống hằng năm có thân nhẵn cao 60-80cm hay hơn, khía rãnh dọc, có rễ trụ. Lá có bẹ rất phát triển, phiến xẻ 3 lần lông chim, có các phiến nhỏ hình sợi, các lá ở ngọn tiêu giảm, không có cuống. Cụm hoa ở ngọn, trên thân và trên các cành, thành tán kép gồm 5-15 tán nhỏ, các tán này mang 20-40 hoa có màu vàng. Quả bế kép nằm trên một cuống quả rẽ đôi, quả có hình trứng có 10 cạnh mà 4 cái ở mép nở dãn thành cánh dẹp.
Bộ phận sửu dụng: Quả – Fructus Anethi Graveolentis. Lá.
Nơi sống và thu hái: Thìa là mọc hoang dại ở miền Nam châu Âu, một số nước Bắc Phi. Ta có nhập trồng chủ yếu lấy cành lá làm gia vị.
Dược tính và công dụng của cây Thìa Là
Thành phần hóa học: Trong lá và quả đều có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là limonen, carvon (60%).
Tính vị, tác dụng: Tinh dầu của lá và quả có tính kích thích ăn ngon miệng và tiêu hoá. Quả Thìa là có tính chất tương tự Hồi và Tiểu hồi, nên thường dùng làm thuốc mạnh tỳ vị, làm dễ tiêu hoá, chống co thắt, thông kinh, gây tiết sữa và lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Lá Thìa là là rau gia vị quen thuộc, vừa tô điểm vừa làm nổi vị món canh cá giấm, canh lươn, ốc; làm thơm ngon, lại át được mùi tanh. Quả được dùng để chữa chứng khó tiêu, nấc, nuối hơi, nôn mửa, đầy trướng, đau bụng, đau răng. Còn dùng làm thuốc trị viêm thận, sỏi bàng quang, sỏi thận, người ta dùng 1 muỗng canh hạt Thìa là, giã nát cho vào ly, chế nước sôi vào hãm, chia làm 5-6 lần để uống trong ngày. Cũng dùng chữa xơ vữa động mạch, huyết áp cao, xơ cứng mạch não dẫn tới nhức đầu; dùng liều như trên nhưng chỉ uống 2 lần, liên tục trong nhiều ngày. Khi có triệu chứng khó ngủ hoặc bị kích thích nhiều quá, cũng có thể uống trà Thìa là như trên trước khi ngủ. Có thể dùng lá tươi để thay hạt.
Thìa là và các bài thuốc
- Đầy trướng, nôn mửa, khó tiêu và nấc: 10g hạt.Đem sắc uống.
- Xơ vữa động mạch, huyết áp cao dẫn đến chứng khó ngủ, đau đầu: 5g hạt giã nhỏ. Sắc uống chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
- Ít sữa ở phụ nữ sau khi sinh: 10g hạt thìa là. Sắc uống hằng ngày.
- Sỏi bàng quang, viêm thận và sỏi thận: 5g hạt thì là (giã nhỏ). Sắc lấy nước, chia thành 5 – 6 lần uống trong ngày.
- Rối loạn kinh nguyệt: Lá thì lá tươi và rau mùi tây. Ngâm rửa nguyên liệu cho sạch, để ráo, giã thìa là lấy khoảng 60ml dịch chiết. Sau đó giã và vắt rau mùi tây lấy khoảng 1 muỗng nước ép. Trộn đều và chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, cảm lạnh và cảm cúm): 60g hạt. Hãm với nước sôi, lọc bã và hòa với mật ong, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Hơi thở có mùi hôi: Một ít hạt thì là. Nhai trực tiếp sẽ giúp hơi thở có mùi thơm.
- Mụn nhọt sưng đau: Lá thìa là tươi. Rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Nếu nhọt đã vỡ mủ, nên kết hợp với một ít bột nghệ rồi thoa lên để làm liền sẹo và giảm đau nhức.
- Giảm đau và sưng khớp: Dầu vừng và một ít lá thìa là. Đem đun dược liệu trong dầu vừng, để nguội, lọc lấy dầu. Khi dùng, sử dụng một ít dầu thoa lên vùng khớp sưng nóng sẽ giúp giảm đau và sưng.
Những lưu ý khi sử dụng cây Thìa Là
- Thì là có tác dụng kích thích tử cung, vì vậy phụ nữ mang thai không nên dùng quá nhiều.
- Tránh sử dụng đồng thời rau thì là với các loại thuốc như: Thuốc tránh thai chứa estrogen, Tamoxifen, viên uống chứa estrogen, Ciprofloxacin, thuốc chống co giật,…
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cỏ Xạ Hương có công dụng gì?
Cây Kinh Giới có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Thìa Là vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha