Cây Cát Sâm có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Cát Sâm

Tên thường gọi: Sâm Nam, Sâm Trâu, Sâm Chào Mào.

Tên khoa học: Milletia speciosa Champ.

Thuộc họ: Đậu – Fabaceae.

Mô tả:

  • Cây dây leo thân gỗ tới 5-6m. Rễ củ nạc. Cành non phủ lông mềm mịn, có màu trắng. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ gồm 7-13 lá chét, lá chét non có nhiều lông. Hoa có màu trắng hoặc màu vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành hay ở nách lá. Quả đậu dẹt, có lông mềm, hạt 3-5, hình gần vuông.
  • Ra hoa vào tháng 6-8, kết quả và tháng 9-12.

Bộ phận sử dụng: Rễ củ – Radix Milletiae Speciosae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng. Ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây và cũng thường được trồng làm thuốc. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở những cây đã lớn khoảng trên một năm tuổi, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc  tẩm nước  gừng hay nước  mật,  sao  vàng.

Dược tính và công dụng của cây Cát Sâm

Thành phần hoá học: Theo nghiên cứu của các y bác sĩ cũng xác định trong củ còn chứa các thành phần sau:

  • Axit docosanoic
  • Daucosterol
  • Axit rotundic
  • Tetracosane
  • Syringin
  • Axetat
  • Octadecane
  • Pedunculated
  • Axit hexadecanoic
  • Maackiain
  • Formononetin,-baptigenin
  • β-sitosterol
  • β-sitosterol

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính bình, có tác dụng thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế.

Công dụng, chỉ định và  kết hợp: Thường được dùng trị

  • Đau vùng lưng chân, thấp khớp.
  • Viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch.
  • Viêm gan mạn tính.
  • Di tinh, bạch đới.

Cát Sâm và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm: Cát sâm (tẩm gừng sao vàng) 30g, sắc uống.
  • Chữa nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện: Cát sâm (tẩm mật sao) 30g, sắc uống.
  • Ho và sốt: 12g mỗi loại cát sâm và mạch môn, 8g mỗi vị thiên môn và vỏ rễ cây dâu.Sắc 400ml nước cùng với các loại thuốc trên với lửa nhỏ, cô cạn lại tới khi còn khoảng một nửa. Chia bài thuốc sau khi sắc thành 3 phần bằng nhau và uống 3 lần trong ngày.
  • Cảm nắng: Các vị thuốc có 16g cát sâm, 14g mỗi loại mạch môn, cát căn, cam thảo đất. Sắc thuốc từ các loại thuốc rồi uống hết trong ngày.
  • Suy nhược cơ thể:  20g lá Đinh Lăng khô, 15g rễ Đinh Lăng đã sao vàng, 10g Cát Sâm, 8g Sinh Địa.Cho thuốc vào ấm sắc cùng 0.5 lít nước, đun cô cạn cho đến khi chỉ còn khoảng 150ml nước thuốc. Mỗi lần uống ⅓ bát thuốc, uống thành 3 lần dùng hết trong một ngày, kiên trì dùng đều đặn trong khoảng 10 ngày đến nửa tháng để thấy hiệu quả.
  • Viêm gan truyền nhiễm: 20g mỗi loại Cát Sâm, Rau Má, Chó Đẻ 16g mỗi loại, nhân trần, hạt dành dành, cam thảo nam.Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào ấm đun sắc với nước cho đến khi cô cạn lại chỉ còn một nửa. Mỗi ngày uống hết một thang thuốc trên và phải dùng trong thời gian dài sau đó kiểm tra lại tình trạng bệnh.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cà Trời có công dụng gì?

Cây Cát Đằng Cánh có công dụng gì?

Cây Cất Hoi có công dụng gì? 

Cây Cà Trái Vàng có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cát Sâm vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx