Cây Riềng có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Riềng

Tên thường gọi: Riềng, Riềng thuốc.

Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance.

Thuộc họ: Gừng – Zingiberaceae.

Mô tả: Cây thân thảo sống lâu, mọc thẳng cao 1-1,5m, thân rễ mọc bò ngang, chia thành nhiều đốt không đều nhau, có màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy. Lá không cuống, có bẹ hình mác, mọc thành 2 dãy. Hoa có màu trắng, tập hợp thành chùm thưa ở ngọn. Cánh môi to, có vân đỏ. Quả có hình cầu, có lông, hạt có áo hạt. Ra hoa quả vào tháng 5-9 và kéo dài đến hết năm.

Bộ phận sử dụng: Thân rễ – Rhizoma Alpiniae, thường gọi là Cao Lương Khương

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, thường gặp ở Đông Á. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng đoạn thân rễ vào mùa xuân, sau 1 năm, có thể thu hoạch. Thu hái thân rễ cuối mùa hạ, chỉ chọn củ già, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô hoặc đồ qua rồi mới phơi.

Dược tính và công dụng của cây Riềng

Thành phần hoá học: Thân rễ chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là cineol và metylcinnamit. Còn có chất dầu vị cay là galangol và các dẫn chất của flavon ở dạng tinh thể là galangin, alpinin và kaempferin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay thơm, tính ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, giảm đau, chống lạnh.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường được dùng trị:

  • Ðau thượng vị, nôn mửa, tiêu hóa kém.
  • Loét dạ dày và tá tràng, đau dạ dày mạn tính.
  • Viêm dạ dày – ruột cấp.
  • Sốt rét, có báng.

Cây Riềng và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Ðau thượng vị, loét tá tràng, đau dạ dày mạn tính: Riềng, Hương phụ mỗi loại 60g, tán nhỏ thành bột, luyện viên, ngày dùng 9g, chia 3 lần.
  • Nôn mửa: Riềng, Bán hạ, Gừng, mỗi loại có liều lượng 10g, sắc nước uống. Nếu nôn mửa có đau bụng, dùng 8g Riềng với 1 quả Táo sắc nước uống 2-3 lần trong ngày.
  • Sốt rét, kém tiêu hóa: Riềng tẩm dầu vừng sao 40g. Gừng khô nướng 40g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, dùng uống ngày 15-20 viên.
  • Lang ben: Riềng giã nát ngâm rượu hoặc giấm bôi.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Thuốc Lá có công dụng gì?

Cây Mía có công dụng gì?

Cây Quế có công dụng gì? 

Cây Sen có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Riềng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx