Cây Hà Thủ Ô có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Hà Thủ Ô

Tên thường gọi: Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ.

Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thumb.

Thuộc họ: Rau răm – Polygonaceae.

Mô tả: Cây thân thảo leo bằng thân quấn, sống nhiều năm, thân có thể dài tới 5-7m, mọc xoắn vào nhau, có màu xanh tía, không có lông. Rễ phình thành củ, ngoài màu nâu, trong màu đỏ. Lá mọc so le, có cuống dài, phiến lá giống lá rau muống, có gốc hình tim hẹp, chóp nhọn dài, mép nguyên. Hoa nhỏ có màu trắng, mọc thành chùm nhiều chuỳ ở nách lá hay ở ngọn. Quả bế hình ba cạnh, có màu đen. Ra hoa vào tháng 8-10, ra quả vào tháng 9-11.

Bộ phận sử dụng: Rễ củ – Radix Polygoni Multiflori; thường dùng với tên Hà Thủ Ô.

Nơi sống và thu hái: Cây của Châu á, mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Ngày nay, Hà Thủ O được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định. Có thể tái sinh bằng hạt nhưng thường được trồng dễ dàng bằng những đoạn thân hay cành bánh tẻ dài 30-40cm hoặc bằng củ có đường kính khoảng 5cm. Sau 2-3 năm thì thu hoạch. Lấy củ rửa sạch cắt bỏ rễ con, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ thành miếng phơi khô làm thuốc. Thu hoạch vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lá có thể dùng làm rau ăn, dây lá cũng có thể dùng làm thuốc. Củ Hà thủ ô có thể dùng tươi, không chế hoặc chế với đậu đen, có nhiều cách làm:

  • Đậu đen giã nát cũng ngâm với Hà thủ ô đã thái miếng trong một đêm, sáng đem đồ lên rồi phơi nắng trong một đêm lại ngâm với Đỗ đen, lại đồ và phơi, làm 9 lần.
  • Củ Hà thủ ô ngâm nước vo gạo 24 giờ, rửa lại rồi cho vào nồi, cứ 10g Hà thủ ô, cho 100g Đỗ đen và 2 lít nước. Nấu đến khi gần cạn. Đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm lấy ra bỏ lõi. Nếu còn nước Đỗ đen thì tẩm, phơi cho hết. Đồ, phơi được 9 lần là tốt nhất.

Dược tính và công dụng của cây Hà Thủ Ô

Thành phần hóa học: Củ Hà thủ ô chứa 1,7% antraglucosid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,4% các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O--D- glucoside. Lúc chưa chế, Hà thủ ô chứa 7,68% tanin, 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do, 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế, còn 3,82% tanin. 0,1127%, dẫn chất anthraquinon tự do và 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình; có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thử trên động vật thí nghiệm, người ta nhận thấy nước sắc Hà thủ ô có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tốt đối với các trường hợp suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, làm tăng hoạt động của tim, giúp sinh huyết dịch, làm tăng sự co bóp của ruột, giúp ích cho sự tiêu hoá, lại có tác dụng chống viêm.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường được dùng chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát, táo bón, bệnh ngoài da.Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.

Hà Thủ Ô và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón: Hà thủ ô chế, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g sắc uống.
  2. Người già xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con: Hà thủ ô 20g, Tầm gửi Dâu, Kỷ tử, Ngưu tất liều lượng bằng nhau 16g sắc uống.
  3. Bổ khí huyết, mạnh gân cố: Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau, ngâm nước vo gạo 3 đêm, sao khô tán nhỏ, luyện với mật làm viên to bằng hạt đậu xanh. Uống mỗi ngày 50 viên với rượu vào lúc đói.
  4. Tiểu dắt buốt, tiểu ra máu (Bệnh lao lâm): Lá Hà thủ ô, lá Huyết dụ bằng nhau sắc rồi hoà thêm mật vào uống.
  5. Điều kinh bổ huyết: Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn, Đậu đen 1/2kg. Hai thứ giã nát, đổ ngập nước, nấu nhừ, lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu.

Ghi chú: Uống Hà thủ ô thì kiêng ăn hành, tỏi, cải củ. Đối với người có áp huyết thấp và đường huyết thấp thì kiêng dùng.

Những lưu ý khi sử dụng Hà Thủ Ô

  • Những người bị rối loạn tiêu hoá, đang viêm đường tiêu hoá như viêm dạ dày thì không nên dùng, nhất là hà thủ ô chưa qua chế biến.
  • Người không gặp vấn đề về đường tiêu hóa, khi dùng hà thủ ô thì cũng nên tránh thực phẩm sống, thực phẩm có mùi tanh, để giảm nguy cơ gây tiêu chảy.
  • Không nên uống Hà thủ ô trước 7 giờ sáng vì khi đó đường ruột dễ bị kích thích nhất.
  • Nếu bị tiêu chảy, hãy ngừng uống Hà thủ ô sau đó uống một viên thuốc chống tiêu chảy loại có chứa Loperamid để ức chế tác dụng có hại của cây.
  • Những người bệnh viêm đa dây thần kinh, bị viêm cơ, teo cơ vì rối loạn điện giải nếu dùng Hà thủ ô, sẽ khiến cho hoạt động cơ bị rối loạn nghiêm trọng hơn.
  • Hà thủ ô có thể hạ đường huyết. Điều này có thể có lợi với người tiểu đường nhưng lại cực kỳ có hại cho bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật. Nó gây ra tai biến tụt đường huyết trong phẫu thuật, dễ dẫn đến tử vong.
  • Hà thủ ô có hoạt tính Estrogen thực vật khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Vì vậy những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thư không nên dùng vị thuốc này.
  • Không sắc Hà thủ ô bằng các dụng cùng bằng sắt.
  • Khi dùng Hà thủ ô không ăn tiết động vật da trơn.
  • Sử dụng Hà thủ ô cũng cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu để phòng ngừa hao tán khí huyết.
  • Nếu gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng Hà thủ ô, bạn cần ngưng sử dụng, uống nhiều nước và hoạt động thể dục để tăng cường thải hà thủ ô ra khỏi cơ thể. Hoạt chất trong hà thủ ô sẽ bị thải ra khỏi cơ thể bạn trong 2-3 ngày.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Mùi Tàu có công dụng gì?

Cây Rau Răm có công dụng gì?

Cây Ngải Cứu có công dụng gì? 

Cây Sơn Tra có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Hà Thủ Ô vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx