Cây Rau Mùi có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Rau Mùi

Tên thường gọi: Mùi, Ngò, Rau Mùi.

Tên khoa học: Coriandrum sativum L.

Thuộc họ: Hoa tán – Apiaceae.

Mô tả: Cây thân thảo nhỏ mọc hàng năm cao 20-60cm hay hơn, nhẵn. Thân mảnh. Lá bóng, có màu lục tươi, các lá ở dưới chia thành phiến có hình trái xoan, có răng, các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm hoa tán kép gồm 3-8 tia không có bao chung, còn các tán đơn mang 3 hay 5 lá bắc hình sợi. Hoa có màu trắng, đôi khi có màu hồng. Đài có 5 răng không đều. Cánh hoa bị lõm và có kích thước rất khác ở những hoa phía ngoài. Quả hình cầu có màu vàng rơm hoặc nâu sáng tuỳ thứ. Ra hoa vào tháng 4-7, ra quả vào tháng 7-9.

Bộ phận sửu dụng: Toàn cây – Herba Coriandri, gọi là Nguyên Tuy

Nơi sống và thu hái: Rau mùi mọc hoang ở Ðịa Trung Hải và Tây Á, là một loại cây được trồng từ lâu đời nhất trên thế giới. Ở nước ta, cũng được trồng ở khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Người ta thu hái toàn cây vào mùa Xuân và Hạ, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín thu hái vào mùa hạ, sấy khô.

Dược tính và công dụng của cây Rau Mùi

Thành phần hóa học: Cây chứa decanal. Hạt mùi chứa 0,2% tinh dầu có mùi thơm dịu hơi có mùi cam, mà thành phần chính là d-linalol hay coriandrol (60-70%) với một ít geraniol và L-borneol  và khoảng 20% các cacbua: -pinen, terpinen, các vết -pinen, dipenten, -phellandren, camphen. Ở cây tươi, hàm lượng tinh dầu là 0,12% vào lúc có hoa.

Tính vị, tác dụng: Rau Mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Công dụng: Thường dùng chữa nuối hơi, tiêu hoá khó khăn, đầy hơi (trướng bụng), co thắt (đối với bộ máy dạ dày ruột), lười ăn do thần kinh (trường vị suy yếu), mệt mỏi thần kinh. Còn dùng làm thuốc tán nhiệt, hạ sốt (chống nóng từng cơn). Dùng ngoài trị đau nhức, đau thấp khớp. Toàn cây dùng chữa sởi mọc không đều, cảm cúm không đổ mồ hôi. Rau Mùi là loại thuốc chủ yếu trong đậu sởi. Trẻ em lên sởi, nhân gặp gió lạnh, sởi không mọc được, dùng Rau mùi một nắm sắc cho trẻ uống lúc còn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc tiếp. Bên ngoài, có thể dùng một nắm lá Mùi tươi, giã nát, chưng nóng, gói vải thưa lại, xát cho trẻ từ đầu xuống thân mình, tay chân, sởi sẽ mọc đều và khỏi biến chứng.

Bài thuốc:

  1. Cảm cúm không ra mồ hôi: Rau Mùi 30g, Gừng tươi 5 lát, Hành 3 củ, sắc uống.
  2. Khó tiêu: Rau Mùi 30g, sắc uống.
  3. Tẩy giun kim: Hạt mùi tán mịn sau đó trộn với lòng đỏ trứng gà luộc chín và dầu mè, tán đều. Sử dụng món này liên tục 3 ngày, mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ để loại bỏ giun kim một cách an toàn.
  4. Chữa cảm cúm: Hạt Mùi sắc lấy nước uống 2 lần một ngày, sẽ làm giảm hiệu quả các triệu chứng nhức đầu, sổ mùi và lại rất an toàn cho bạn.
  5. Tiêu chảy, đi ngoài ra máu: Dùng 7g hạt mùi sao thơm, tán nhỏ, pha với nước sôi uống 2 lần trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng Rau Mùi

  • Ăn cùng nội tạng động vật: Ăn rau mùi với nội tạng động vật dễ khiến cơ thể sản xuất các ion đồng và sắt, làm giảm các giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm, tăng nguy cơ ngộ độc.
  • Kết hợp với thực phẩm vitamin K có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể.
  • Ăn quá nhiều rau mùi làm suy giảm thị lực và dễ dàng gây ra một số bệnh về mắt. Bên cạnh đó, ăn rau mùi quá nhiều sẽ khiến bạn mất sức sống và thiếu máu.
  • Gặp các vấn đề về hô hấp: Tiêu thụ quá nhiều rau mùi có thể gây ra các vấn đề hô hấp cấp tính và dẫn đến các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn.
  • Phụ nữ mang thai: Một số thành phần có trong rau mùi có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục nữ, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Nam giới không nên sử dụng quá thường xuyên: Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone, từ đó khiến số lượng và chất lượng tinh trùng bị giảm sút.
  • Người vấn đề về gan: Ăn rau mùi ở số lượng vừa phải sẽ giúp loại bỏ các vấn đề về gan nhưng nếu lạm dụng, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại. Điều này làm tăng bài tiết mật và cuối cùng sẽ khiến gan bị tổn thương.
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng: Tinh dầu trong lá và hạt rau mùi có thể gây kích ứng da. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên mang gang tay khi tiếp xúc với loại rau thơm này.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Thìa Là có công dụng gì?

Cây Húng Chanh có công dụng gì?

Cây Hướng Dương có công dụng gì? 

Cây Quất có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ Rau Mùi vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx