Mục lục
Đặc điểm của cây Mùi Tàu
Tên thường gọi: Cây Mùi Tàu, Rau Mùi Tàu, Ngò Tàu, Ngò Gai.
Tên khoa học: Eryngium foetidum L.
Thuộc họ: Hoa tán – Apiaceae.
Mô tả: Cây thân thảo mọc hằng năm, nhẵn, có thân đơn độc, phân nhánh ở ngọn, cao 15-50cm. Lá ở gốc hình hoa thị, mỏng, thuôn mũi mác, thon hẹp lại ở gốc, mép có răng cưa, với răng hơi có gai. Lá ở thân có răng nhiều hơn, các lá ở trên xẻ 3-7 thùy ở chóp và sở hữu nhiều gai. Hoa thành đầu có hình trứng hoặc hình trụ, có bao chung gồm 5-7 lá bắc hình mũi mác dẹp, mỗi bên có 1-2 răng và một gai ở chóp. Quả có dạng gầ giống hình cầu, hơi dẹt, đường kính 2mm.
Bộ phận sửu dụng: Toàn cây – Herba Eryngii Foetidi
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Châu Mỹ Nhiệt Đới, được màng vào nước ta, mọc hoang phổ biến nơi ẩm mát vùng đồi núi và được trồng ở nhiều nơi làm gia vị. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Ðể làm thuốc, có thể thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi hoặc phơi khô trong mát để dùng dần.
Dược tính và công dụng của cây Mùi Tàu
Thành phần hóa học: Cây chứa 0,02-0,04% tinh dầu bay hơi. Rễ chứa saponin.
Tính vị, tác dụng: Mùi tàu có vị hơi đắng, cay, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.
Công dụng: Cây rau gia vị quen thuộc, giúp khai vị, ăn ngon cơm, tiêu thức ăn, giải độc chất tanh. Có thể ăn sống hay nấu chín. Toàn cây được dùng làm thuốc trị:
- Cảm mạo đau tức ngực.
- Rối loạn tiêu hoá.
- Viêm ruột ỉa chảy.
Liều dùng: 10-15g hãm uống hay sắc uống, chia làm nhiều lần. Dùng ngoài, giã nát đắp trị các vết thương và rắn cắn. Ở một sô nơi người ta dùng rễ Mùi tàu với rễ Cam Thảo Đất làm thuốc lợi tiêu hoá. Phụ nữ thường dùng phối hợp với Bồ kết để gội đầu cho thơm tóc.
Bài thuốc:
- Cảm mạo, ăn uống không tiêu: Mùi tàu khô 10g, Cam thảo đất 6g, nước 300ml, đun sôi. Giữ sôi trong 15 phút. Chia 3 lần uống trong ngày, uống nóng.
- Ðể chữa sốt, cảm mạo: Có thể phối hợp với các loại cây thuốc khác có tinh dầu như Lức, Ngải cứu, Gừng.
- Hôi miệng: 1 nắm rau mùi tàu, rửa sạch, sắc đặc, cho thêm vài hạt muối, khuấy tan, dùng để ngậm và súc miệng sau khi đánh răng. Sau 7 ngày miệng thơm tho, hết hôi nhưng vẫn nên duy trì dùng mỗi ngày để có hiệu quả lâu dài.
- Hạ cholesterol trong máu, hỗ trợ phòng đột quỵ, xơ vữa động mạch, sỏi mật: Lấy 1 thìa ăn cơm hạt mùi tàu đun với 1 lít nước, uống hàng ngày liên tục 2 tuần. Cứ 4-6 tháng lại dùng bài này 1 lần.
- Cảm mạo: Mùi tàu khô 10g, cam thảo đất 6g. Rửa sạch đổ vào nồi với 300ml nước, đun sôi trong khoảng 15 phút, rồi chia làm 3 lần, uống trong ngày.
- Dái dầm ở trẻ nhỏ: Lấy mùi tàu, rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi loại 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đi 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày. Có thể nhắc lại liệu trình mới.
- Cảm cúm, ngừa tái phát: 40g mùi tàu, gừng tươi 10g, ngải cứu và cúc tần, mỗi loại 20g. Tất cả thái nhỏ, riêng gừng đập dập, sắc với 400ml nước còn 150ml thì đổ ra, uống nóng, mỗi ngày 2 lần. Sau khi uống, nằm trong chăn ấm để cho ra mồ hôi, rồi lau khô người sẽ thấy dễ chịu hơn.
Những lưu ý khi sửu dụng Mùi Tàu
- Phụ nữ mang thai, người bị bệnh gan tránh ăn ngò gai
- Người đau dạ dày không nên ăn lá tươi
- Người cơ địa có da mỏng, dễ kích ứng thì nên cẩn thận khi dùng trực tiếp trên da
- Không ăn thịt lợn với mùi tàu, dễ gây khó tiêu, đầy bụng
- Không ăn nội tạng động vật với mùi tàu, sẽ khiến cơ thể sản sinh ion đồng và sắt làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn, thậm chí là gây ngộ độc.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Mùi Tàu vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha