Mục lục
Đặc điểm của cây Cầy
Tên thường gọi: Cây Cầy hay Kơ Nia.
Tên khoa học: Irvingia malayana Oliv. ex Benn.
Thuộc họ: Cầy – Irvingiaceae.
Mô tả:
- Cây gỗ lớn thường xanh, cao 15-30m, gốc thường có khía. Lá đơn, mọc chụm ở đầu cành, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, phiến lá có hình trái xoan dài 9-11cm, rộng khoảng 4-5cm, gân bên 11 đôi, khi non lá có màu tím nhạt, cuống dài 1cm, lá kèm hình dùi dài 2-3,5cm. Cụm hoa chùm, mọc ở nách lá. Hoa nhỏ có màu trắng, 4-5 cánh hoa; nhị 10; đĩa mật bao quanh nhuỵ; bầu 2 ô. Quả hình trái xoan dài khoảng 3-4cm, rộng 2,7cm, chứa 1 hạt. Khi chín, quả có màu vàng nhạt.
- Ra hoa vào tháng 5-6, kết quả vào tháng 9-11.
Bộ phận sử dụng: Vỏ thân và vỏ rễ – Cortex et Cortex Radicis Irvingiae Malayanae.
Nơi sống và thu hái: Là loài của Đông Dương. Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng thường xanh vùng đồng bằng và trung du, từ các tỉnh Tây Nguyên đến tận Kiên Giang (Phú Quốc). Khi bị chặt, cây nẩy chồi mạnh. Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Dược tính và công dụng của cây Cầy
Thành phần hóa học: Hạt có chất dầu màu trắng hay vàng, mùi dễ chịu.
Tính vị, tác dụng: Vị chua thơm, tính mát, không độc; có tác dụng tiêu phù, trừ đờm, trục u bướu và tiêu thức ăn.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Dùng làm thuốc chữa no hơi đầy bụng, trừ sốt rét rừng, chói nước. Ở Campuchia, vỏ cây được sử dụng trong toa thuốc bổ, dùng cho phụ nữ mới sinh đẻ uống cho khoẻ. Dầu hạt dùng làm xà phòng và thắp đèn.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Câu Kỷ Quả Đen có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cầy vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha