Mục lục
Đặc điểm của cây Canh Châu
Tên thường gọi: Canh châu, Chanh châu, Quanh châu, Kim Châu, , Sơn Minh Trà, Trân Châu, Tước Mai Đằng.
Tên khoa học: Sageretia theezans (L.) Brongn.
Thuộc họ: Táo ta – Rhamnaceae.
Mô tả:
- Cây thân nhỏ phân cành nhiều, các nhánh có gai. Lá hình trái xoan hoặc bầu dục, tròn hay gần tròn ở gốc, có mũi, hơi có răng, dài 2-10cm, rộng 8-35mm. Hoa xếp từng nhóm 1-4 cái thành bông ở nách lá hay ở ngọn. Quả có hình cầu, đường kính khoảng 4-6mm, nạc, màu đen đen, kèm theo vòi nhuỵ và các lá đài tồn tại. Có 1-3 hạt, lồi ở mặt lưng, có vỏ ngoài nhẵn, bóng, màu xám sáng.
- Ra hoa vào tháng 7-10, kết quả vào tháng 12-3.
Bộ phận sử dụng: Lá, cành và rễ – Folium, Ramulus et Radix Sageretiae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Á, Đông Á, Việt Nam. Ở nước ta hiện nay cây mọc ven rừng, dọc theo bờ suối nơi nhiều cát ẩm, đất sâu, xen với các loại cây bụi khác. Có khi trồng quanh vườn làm hàng rào. Thường gây trồng bằng cành giâm. Người ta thường thu hái lá tươi hoặc lấy cành lá vào mùa xuân hạ; thu hái rễ vào mùa thu đông đem phơi hay sấy khô.
Dược tính và công dụng của cây Canh Châu
Tính vị, tác dụng:
- Vị đắng hơi chua, tính hàn, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả ăn được, có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được.
- Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu. Canh châu đã được sử dụng làm thuốc từ lâu ở nước ta. Tuệ Tĩnh sử dụng nó với tên Xích chu đằng làm thuốc đắp vết thương tên đạn. Hải Thượng Lãn Ông dùng Canh châu chữa sưng mặt, sưng mình, đậu sởi, chữa tắc tia sữa hoặc chữa lở loét không ra da gom miệng, chữa bị thương sai khớp bong gân và mụn nhọt.
- Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng cây này làm thuốc chữa ban sởi, đậu mùa, dư độc không phát ra được, kiết lỵ, dùng ngoài chữa lở, ghẻ.
Canh Châu và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Loét không ra da gom miệng: Lá Canh châu, lá Đuôi tôm, lượng bằng nhau, Đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp vào
- Trẻ bị bệnh sởi, sốt ho, khát nước: Canh châu (Cành và lá) 20g, Tầm gửi cây khế 18g, Sắn dây 12g, Cam thảo dây 8g, Hương nhu 8g, Hoắc hương 8g, sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Ngứa lở ngoài da, mụn nhọt: Cành châu 24g, Hạ khô thảo 20g, Bồ công anh 20g. Rễ cỏ xước 20g, Lá đơn đỏ 10g, sắc và uống như trên.
- Sởi chậm mọc: rễ canh châu 30g (hoặc lá 40g) thái mỏng, với 300ml nước sắc uống trong ngày chia làm 3 lần uống.
Ghi chú: Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, không nên dùng.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cam Thảo Đất có công dụng gì?
Cây Cam Thảo Dây có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Canh Châu vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha