Mục lục
Đặc điểm của Cây Cải Thảo
Tên thường gọi: Cải thảo hay Cải bắp dài, Cải bao, Cải trắng cuốn lá, Sách Đông Y Cổ Truyền ghi là Tùng, Hoàng Uỷ Thái.
Tên khoa học: Brasica pekinensis Rupr.
Thuộc họ: Cải – Brassicaceae.
Mô tả: Cây thân thảo hai năm cao khoảng 30-40cm, không có lông, có khi ở mặt dưới trên gân chính có lông. Lá chụm ở đất, nhiều, có hình bầu dục hoặc trứng rộng ngược, dài 30-60cm, rộng bằng 1/2 dài, đầu tròn, mép gợn sóng, có khi có răng không rõ, đầu giữa rộng, có màu trắng, gân bên thô và nhiều, cuống lá màu trắng, dẹp, rộng 2-8cm, phía mép có khi có cánh. Lá ở phía trên hình trái xoan đến ngọn giáo. Hoa có màu trắng, dài 8mm. Quả cải dài 3-6cm, rộng 3mm; hạt hình cầu, hình trụ tròn 1-1,5cm, màu nâu hạt dẻ.
Bộ phận sử dụng: Cây, hạt – Herba et Semen Brassicae pekinensis.
Nơi sống và thu hái: Cải Thảo là loại rau chủ yếu của miền Bắc và Đông Á, vào 2 mùa Xuân và Thu. Ta cũng nhập trồng nhiều ở miền Bắc và ở Đà Lạt vào vụ đông.
Dược tính và công dụng của cây Cải Thảo
Tính vị, tác dụng: Cải thảo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.
Cây Cải Thảo và các bài thuốc
Bài thuốc
- Chữa sốt: Cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.
- Lợi tiểu tiện: Cải thảo hoặc Rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.
Những lưu ý cần chú ý khi sử dụng cây Cải Thảo
- Người có bệnh về tiêu hóa không nên ăn
- Bệnh nhân cơ địa lạnh, sức khỏe đường tiêu hóa kém nên hạn chế ăn
- Không kết hợp cải thảo với một số thực phẩm như: thịt thỏ, măng cụt, dưa leo
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Cải Đất Núi có công dụng gì?
Cây Ba Gạc Ấn Độ có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cải Thảo vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha