Cây Cải Đồng có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Cây Cải Đồng

Tên thường gọi: Cải Đồng, Cúc Cại, Rau Cóc.

Tên khoa học: Grangea maderaspatana (L.) Poir.

Thuộc họ: Cúc – Asteraceae.

Mô tả:

  • Cây thân thảo sống hằng năm, phân cành từ gốc. Cành có rãnh. Lá mọc so le, gần giống hình bầu dục, chóp lá tù, gốc thuôn, có 2-5 đôi thuỳ lông chim, hai mặt lá đều có lông dài, trắng. Cụm hoa là những đầu ở ngọn hoặc ở nách lá, đối diện với lá, thường đơn độc, màu vàng. Lá bắc 2-3 hàng, có lông. Trong đầu hoa, có hoa cái và hoa lưỡng tính. Quả bế hơi dẹt, có 3 cạnh mờ.
  • Ra hoa vào tháng 12-4, có quả vào tháng 4-5.

Bộ phận sử dụng: Cành lá – Ramulus Grangeae Maderaspa tanae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây nhiệt đới, mọc hoang ở các ruộng khô hoặc ẩm, các bãi cát ở khắp nước ta. Cây ưa sáng, mọc nhiều vào mùa khô. Có thể thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi.

Dược tính và công dụng của cây Cải Đồng

Tính vị, tác dụng: Cải đồng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải Đồng là loại rau dùng ăn sống hay nấu canh ăn. Cũng dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, trị ho sau khi sinh đẻ và làm điều kinh trở lại đối với sản phụ, nhất là khi sự trễ kinh kèm theo chứng đau bụng và đau thân. Đông Y Cổ Truyền còn dùng chữa các chứng trĩ (Cà Mau). Dùng ngoài hơ nóng để chườm làm thuốc sát trùng và dịu đau. Ở Nam Á, người ta dùng lá sắc hoặc làm thuốc tễ trong trường hợp kinh nguyệt bế tắc và bệnh vàng da.

Cây Cải Đồng và các bài thuốc

Bài thuốc

  •  Điều trị viêm tắc tĩnh mạch chi: Huyền Sâm, Độc Hoạt, Đương Quy, Tang Ký Sinh, Thạch Hộc, Cải Đồng, Ngưu Tất, Cốt Toái Bổ mỗi loại 12g, Phù Bình, Kim Ngân Hoa, Thổ Phục Linh mỗi loại 15g, Cam Thảo 8g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang và chia thành 2 lần uống.
  • Thủy đậu ở trẻ em: Bồ công anh, sài đất, cam thảo nam, thổ phục linh và cải trời mỗi loại 20g. Sắc uống ngày dùng 1 thang, đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Vảy nến và ngân tiêu: Thổ phục linh 40 – 80g, Cải Đồng 80 – 120g. Đem sắc với 500ml nước trong vòng 3 giờ còn lại khoảng 300ml. Đem nước sắc chia thành 3 – 4 lần uống.
  • Vết thương chảy máu, lở ngứa và mụn nhọt ngoài da: Cải Đồng 20 – 30g.Sắc uống hằng ngày, đồng thời dùng nguyên liệu tươi đem giã nát và đắp ở ngoài.
  •  Bài thuốc trị hạch bã đậu, hạch rò mủ, lao hạch: Xạ can 10g và Cải Đồng 20g. Sắc uống ngày 1 thang, áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng nhiều tháng.
  • Bài thuốc trị viêm âm đạo, bạch đới, chân lở sưng đau và thấp nhiệt: Huyết Dụ, Dây Kim Ngân Hoa, mộc thông và hy thiêm mỗi loại 15g, cải trời 30g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cải Đất Núi có công dụng gì?

Cây Cải Bẹ có công dụng gì?

Cây Cải Cúc có công dụng gì? 

Cây Cải Thảo có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cải Đồng vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx