Cây Cà Pháo có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Cà pháo

Tên thường gọi: Cà Pháo.

Tên khoa học:  Solanum undatum Poir.

Thuộc họ: Cà – Solanaceae.

Mô tả: Cây thân thảo cứng cao đến 2,8m, có ít gai, có lông ở phần non. Lá thường không có gai, dài khoảng 6-12cm, có thuỳ, có lông dày sát, cuống 1-3cm. Cụm hoa Xim thưa ngoài nách lá, 1-4 hoa mà 1 sinh sản, cánh hoa màu trắng hay tím, rộng 2cm. Quả mọng trong, to 1,5cm, trắng có bớt xanh, hạt hình đĩa, rộng 2,5mm. Cành hoa, cành quả.

Bộ phận sử dụng: Quả – Fructus Solani Undati.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Trung Á được trồng lấy quả rất phổ biến ở các gia đình nông thôn các tỉnh phía Bắc và cả ở phía Nam, được nhân dân ta từ nông thôn đến thành thị đều ưa chuộng. Ta có trồng thứ Cà Tứ Thời ra quả quanh năm.

Dược tính và công dụng của cây Cà Pháo

Tính vị, tác dụng: Theo Đông Y Cổ Truyền, quả Cà được biết tới có vị ngọt, tính hàn, có ít độc, có tác dụng tán huyết ứ, tiêu sưng viêm.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Quả Xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần, nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng.

Cà Pháo và các bài thuốc

Bài thuốc

  • Đau răng, viêm lợi: Cà muối lâu năm đốt tồn tính, xát than này vào răng, lợi.
  • Bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé ở tay, nứt đầu vú: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.
  • Bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.
  • Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong nguyên chất. Ngày ăn 2 lần.
  • Đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.
  • Chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.
  • Nhọt lở loét : tai quả cà đun kỹ lấy nước uống.
  • Phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.

Lưu ý: Những người yếu nên kiêng, vì ăn nhiều thì động khí sinh ốm, phụ nữ ăn nhiều thì hại tử cung. Nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… Người mới ốm dậy, sức khỏe yếu không nên dùng.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cao Bản có công dụng gì?

Cây Cần có công dụng gì?

Cây Cáng Lò Dây có công dụng gì? 

Cây Cần Tây có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cà Pháo vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx