Mục lục
Đặc điểm của cây Ngô
Tên thường gọi: Ngô hay Bắp.
Tên khoa học: Zea mays L.
thuộc họ Lúa – Poaceae.
Mô tả: Cây thân thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực có màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng,các vòi nhuỵ dạng sợi, có màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc, các thuỳ đầu nhuỵ mảnh có màu nâu nâu. Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8-10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.
Bộ phận sửu dụng: Râu ngô (vòi nhuỵ) và hạt – Stylum et Semen Zeae.
Nơi sống và thu hái: Có nguồn gốc ở Châu Mỹ nhiệt đới, được trồng ở đồng bằng và vùng núi lấy hạt làm lương thực. Thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi màu vàng nâu óng mượt.
Dược tính và công dụng của cây Ngô
Thành phần hoá học: Trong hạt Ngô, có những thành phần đã biết: mannit, kalium, calcium, glucose, maltose, các hydrocarbua trung hoà, acid oleic, linoleic, stearic, palmitic. Râu Ngô chứa 4-5% chất khoáng giàu muối kali, đường, lipid (2,8%) kèm theo các sterol (sitosterol, stigmasterol), tanin, các vết tinh dầu, allantoin.
Tính vị, tác dụng: Ngô có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng.
Công dụng: Thường dùng chữa:
- Viêm thận phù thũng.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi.
- Xơ gan, cổ trướng.
- Viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan.
- Đái tháo đường, huyết áp.
Cây Ngô và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Viêm thận và bàng quang: Râu Ngô 100g, Rau má 50g, Ý dĩ 50g, Sài đất 40g, Mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 giờ.
- Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi loại 30g, sắc uống.
- Viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan: Râu ngô 30g, Nhân trần bắc 30g, đun sôi uống.
- Huyết áp cao: Uống nước luộc Ngô hằng ngày, ngày 2-3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2-3 tháng.
- Tiểu đường: Hạt Ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm Ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20-30g với nước sắc đọt Khoai lang đỏ làm thang. Hoặc ăn chè Ngô sữa nấu với Củ mài, đồng thời ăn rau Lang nấu canh hằng ngày.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Cây Ngô
- Người có hệ miễn dịch kém.
- Người già và trẻ em.
- Người hoạt động thể lực nặng.
- Trẻ đang ở tuổi dậy thì.
- Người bệnh tiểu đường.
- Người có chức năng tiêu hóa kém.
- Người thiếu canxi và sắt.
Đều không sử dụng Cây Ngô
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Mướp Đắng có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Ngô vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha