Cây Trinh Nữ Hoàng Cung có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Trinh Nữ Hoàng Cung

Tên thường gọi:Trinh nữ hoàng cung, Tỏi tơi lá rộng, Náng lá rộng.

Tên khoa học: Crinum latifolium L.

Thuộc họ: Thủy tiên Amarylidaceae.

Mô tả: Loài cây thân thảo, thân có hình như củ hành tây to, bẹ lá úp vào nhau thành một thân giả dài khoảng 10–15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài, hai bên mép lá lượn sóng. Lá mỏng kéo dài khoảng 80 – 100 cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím. Mặt trên lá lõm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ,  Hoa mọc thành tán gồm 6 -18 hoa, trên một cán hoa khoảng 30 –  60 cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ. Từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Bộ phận sử dụng: Toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Phân bố rộng rãi ở cả 3 miền nhưng phổ biến hơn từ khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam. Loại cây này ưa sống ở vùng có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 27 độ C. Nguồn gốc của cây vốn là ở Ấn Độ nhưng sau đó được nhân giống và trồng nhiều ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia… Thường dùng lá tươi, phơi khô hoặc thái nhỏ sao vàng dùng dần. Còn dùng cán hoa, thân hành của cây thái nhỏ phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Trinh Nữ Hoàng Cung

Thành phần hoá học: alkaloid, có hai nhóm là không dị vòng (latisoin, beladin…) và dị vòng (crinafolin, crinafolidin, pratorin…). Bên cạnh đó còn có những hợp chất khác như phenolic, tannin, flavonoid, terpenoit, axit amin, saponin steroid, coumarin và chất chống oxy hóa khác. Thân rễ của cây chứa 2 glucan là glucan A và glucan B. Ở Việt Nam đã có nghiên cứu và cho thấy trong loại thảo dược này có 11 alkaloid, 11 axit amin, axit hữu cơ. Các axit amin là phenylalanin, 1-leucin, dl-valin và arginin monohydroclorid.

Tính vị và công dụng: Cây có vị đắng, chát, có tác dụng hành huyết tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt giải độc, ức chế khối u và thông kinh hoạt lạc. Đặc biệt, hiệu quả trong những trường hợp bị đau xương khớp, u xơ, mụn nhọt hay đau đầu.

Cây Trinh Nữ Hoàng Cung và các bài thuốc

Bài thuốc: 

  • Giảm đau khớp, chữa chấn thương, tụ máu bầm: Lấy thân đem nướng cho nóng. Giã dập ra và đắp ngay vào nơi bị sưng đau, có máu bầm. Thực hiện mỗi ngày 2–3 lần.
  • Viêm loét dạ dày, u vú: Hái 3 lá tươi đem về rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cho vào nồi sắc với 2 chén nước đến khi cạn còn nửa chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau bữa ăn chính trong ngày. Sử dụng điều trị bệnh kéo dài 20–25 ngày. Sau đó nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục uống liệu trình mới.
  • Viêm phế quản, ho: Lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì mỗi loại có liều lượng 20g, ô phiến 10g và cam thảo dây 6g. Đem sắc còn 200ml nước, chia làm 3 lần uống.
  • Tê thấp, đau nhức, bầm mình: Hái lá rửa sạch giã nát; hoặc dùng thân hành, nướng nóng giã ra, rồi đắp vào vùng chấn thương. Mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • Điều trị ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung:Lá trinh nữ hoàng cung và nga truật mỗi loại có liều lượng 20g, lá đu đủ (phơi khô) 50g, xuyên điền thất 10g. Cho thuốc vào siêu, thêm 3 chén nước sắc lấy 1 chén. Chia thuốc làm 3 phần uống sau các bữa ăn chính.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Trầu có công dng gì?

Cây Dâm Bụt có công dụng gì?

Cây Húng Giổi có công dụng gì? 

Cây Ngọc Cẩu có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Trinh Nữ Hoàng Cung vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx