Cây Thị có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Thị

Tên thường gọi: Thị, Thị rừng, Thị mười nhị.

Tên khoa học: Diospyros decandra Lour.

Thuộc họ: Thị – Ebenaceae.

Mô tả: Cây gỗ khá cao. Lá mọc so le, có phiến hình trái xoan thuôn, thon lại nhiều hay ít ở gốc, nhọn mũi, dài khoảng 5-8cm, rộng khoảng 2-4cm, dai; cuống lá dài khoảng 6-9mm có lông. Hoa màu trắng trắng, thành xim có cuống, với những hoa bên bị thui và hoa ở giữa có cuống ngắn. Quả gần giống hình cầu, dẹp ở đỉnh, đường kính khoảng 3-5cm với 6-8 ô, có màu vàng, đài mang quả có 4 thùy, có lông cả hai mặt, có mép cuộn ra ngoài. Hạt cứng, dài khoảng 3cm, có nội nhũ sừng, không nhăn. Ra hoa vào tháng 2-4 ra quả vào tháng 8-9.

Bộ phận sửu dụng: Vỏ rễ, quả và lá – Cortex Radicis, Fructus et Folium Diospyri Decandrae.

Nơi sống và thu hái: Loài cây đặc hữu của vùng Ðông Dương, mọc hoang trên đất hơi ẩm vùng rừng núi. Cũng thường được trồng trong các vườn và các chùa để lấy quả ăn. Vỏ rễ, lá thu hái quanh năm, phơi khô. Quả thu hoạch vào tháng 8-9.

Dược tính và công dụng của cây Thị

Thành phần hóa học: Thịt quả chứa một tanin catechic.

Tính vị, tác dụng: Vỏ rễ vị đắng, tính hơi lạnh, có tác dụng giải nhiệt độc, trừ giun. Thịt quả  có tác dụng trừ giun, an thần. Vỏ quả Thị tiêu viêm. Lá Thị hạ khí, gây trung tiện, tiêu viêm giảm đau.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Vỏ rễ được dùng trị nôn ói, trẻ em đầu mình nóng, lở ngứa, sâu quảng. Thịt quả dùng làm thuốc trấn an và trị giun sán ở trẻ em. Vỏ quả Thị dùng trị những chỗ rộp da do con giời leo. Lá dùng tươi giã đắp trị mụn nhọt, vết thương, vết bỏng lửa; lại dùng thông hơi, gây trung tiện.Ở một số nơi người ta dùng quả Thị để trị bệnh mất ngủ và dùng chế thuốc điều kinh.

Cây Thị và các bài thuốc

Đơn thuốc:

  • Trị giun kim: Cho trẻ ăn thịt quả Thị nhiều vào sáng sớm lúc đói.
  • Nôn ói và trẻ đầu mình nóng: 1 nắm vỏ rễ Thị, bỏ lớp ngoài, lấy lớp trắng ở trong sắc uống.
  • Lở ngứa, sâu quảng: Vỏ rễ Thị sắc nước rửa hoặc dùng lá sắc đặc rửa.
  • Giời leo: Vỏ quả Thị đã phơi khô đốt thành than, tán bột bôi vào chỗ rộp
  • Bụng căng đầy hơi: Lá Thị khô thái nhỏ cuộn giấy như điếu thuốc lá cho bệnh nhân hút. Hoặc giã lá Thị tươi đặt vào rốn và hậu môn hoặc giữ lại, sau một chốc sẽ thông hơi

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Sấu có công dụng gì?

Cây Sung có công dụng gì?

Cây Nhân Sâm có công dụng gì? 

Cây Sâm Ngọc Linh có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Thị vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx