Cây Ớt có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Ớt

Tên thường gọi: Ớt.

Tên khoa học: Capsicum frutescens L. (C. annum L.).

Thuộc họ: Cà – Solanaceae.

Mô tả: Cây bụi nhỏ cao khoảng 0,5-1m, phân cành nhiều. Lá nguyên, mọc đối, có hình trái xoan nhọn. Hoa mọc ở nách lá, thường đơn độc, ít khi thành đôi. Ðài hợp hình cái chuông. Tràng có hình bánh xe hay hình chuông, chia 5 thuỳ, có màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Nhị 5, bầu 2-3 ô. Quả mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tuỳ thứ. Hạt hình thận dẹp.

Bộ phận sửu dụng: Quả, rễ, thân, cành – Fructus, Radix, Caulis et Ramulus Capsici Frutescentis.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Nam Mỹ châu (Brazil) được nhập từ lâu, nay phổ biến khắp nơi. Ta thường dùng quả làm gia vị, dùng tươi hay phơi khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.

Dược tính và công dụng của cây Ớt

Thành phần hoá học: Vỏ quả chứa alcaloid chính là capsaicine (0,2%) và sắc tố carotenoid là capsanthine (0,4), adenine, betaine và cholien. Quả chín đỏ chứa một lượng lớn vitamin C lên tới 200-400mg%.

Tính vị, tác dụng: Quả có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện vị tiêu thực. Quả dùng trong có tính chất kích thích dạ dày, kích thích chung và lợi tiểu, dùng ngoài làm thuốc chuyển máu và gây xung huyết. Rễ hoạt huyết tán thũng. Lá có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Quả ớt dùng trị ỉa chảy hắc loạn, tích trệ, sốt rét. Lá ớt dùng trị sốt, trúng phong bất tỉnh và phù thũng, quả được dùng làm thuốc long đờm trị giun ký sinh cho trẻ em và làm thuốc hạ nhiệt. Ở một số quốc gia khác, quả dùng trị tỳ vị hư lạnh, dạ dày và ruột trướng khí, ăn uống không tiêu. Rễ dùng ngoài trị nẻ da. Lá trị thủy thũng. Hạt trị phong thấp. Theo Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung, thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Dùng ngoài chữa ho co cứng, một số chứng bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, đau lưng, thống phong.

Cây Ớt và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Cá trê đâm: Dùng trái ớt chín, đâm ra lấy chất cay chà vào vết bị cá đâm, sẽ giảm đau liền.
  • Eczema: Lá ớt tươi 30g, me chua 20g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.
  • Mụn nhọt đinh độc, tổn thương phần mềm: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10 – 20g, giã nát với một ít muối, đắp vào nơi tổn thương.
  • Đau bụng kinh niên: Rễ ớt 10g, rễ chanh 10g, rễ xuyên tiêu 10g. Các vị sao vàng sắc uống trong ngày.
  • Sốt rét: Lá ớt tươi 30g, giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 57 ngày liền.
  • Phù thũng: Lá ớt tươi 30 – 40g, sao vàng, sắc uống trong ngày.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Nghệ có công dụng gì?

Cây Ngô có công dụng gì?

Cây Ổi có công dụng gì? 

Cây Ô Liu có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Ớt vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx