Cây Mơ Leo có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Mơ Leo

Tên thường gọi: Mơ leo.

Tên khoa học: Paederia scandens (Lour.) Merr.

Thuộc họ: Cà phê – Rubiaceae.

Mô tả: Dây leo thân thảo, sống nhiều năm, dài khoảng 3-5m, có mùi hôi thối, thân lá không có lông. Lá có cuống dài khoảng 1-2cm, phiến lá dài khoảng 5-11cm, rộng khoảng 3-7cm, có gốc tròn hoặc tù, mặt dưới không lông hoặc có lông dày. Chùy hoa ở nách và ở ngọn. Hoa có đài nhỏ, ống tràng to, có màu tím và có lông mịn ở ngoài, cánh hoa nhẵn, màu vàng ngà, miệng hoa đỏ có lông mịn; nhị 5, không thò ra. Quả hạch có màu vàng chứa hai nhân dẹp, màu đen đen. Ra hoa tháng 7-11, có quả từ tháng 8 đến tháng giêng năm sau.

Bộ phận sửu dụng: Rễ và toàn cây – Radix et Herba Paederiae thường gọi Kê Thi Đằng.

Nơi sống và thu hái: Cây của phân vùng Nam Á – Đông Nam Á, mọc ở lùm bụi và cũng được trồng. Thu hái cây vào mùa hè, rễ vào mùa thu và đông, rửa sạch, phơi khô.

Dược tính và công dụng của cây Mơ Leo

Thành phần hóa học: Trong cây có asperuloside, paederoside, scanderoside, acid paederosidic, deacetylasperuloside, arbutin.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong lợi thấp, tiêu thực trừ tích trệ, chống ho, giảm đau, giải độc và hoạt huyết tiêu thũng.

Công dụng: Thường dùng chữa:

  • Co thắt túi mật và dạ dày ruột, tê đau do ngoại thương.
  • Trẻ em cam tích, tiêu hoá kém và suy dinh dưỡng.
  • Viêm gan vàng da, viêm ruột, lỵ.
  • Viêm khí quản, ho gà, lao phổi.
  • Phong thấp đau nhức gân cốt, đòn ngã tổn thương.
  • Giảm bạch cầu gây ra bởi bức xạ.
  • Nhiễm độc bởi phosphor hữu cơ trong các sản phẩm nông nghiệp.

Dùng ngoài trị viêm da, eczema, lở loét, áp xe. Toàn cây còn dùng chữa vết thương do các trùng độc cắn rất hay. Dùng rễ của nó nấu với chân giò lợn có công hiệu dãn gân, hoạt lạc.

Cây Mơ Leo và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Trẻ em cam tích và suy dinh dưỡng: Mơ leo, Cây mũi mác (Thóc lép) mỗi vị 15g, Voòng phá 6g, sắc uống.
  • Viêm khí quản mạn: Mơ leo 30g, Bách bộ 15g, Tỳ bà diệp 10g, sắc uống.
  • Tiêu chảy: Dây lá mơ leo tươi 30g sắc uống.
  • Phong thấp đau nhức khớp xương: Rễ hoặc dây, lá 30-60g. Sắc với rượu, trong uống ngoài xoa bóp.
  • Chấn thương đòn ngã: Rễ cây mơ leo tươi 60g sắc với rượu, trong uống ngoài xoa bóp.
  • Viêm da thần kinh, chàm, ngứa toàn thân: Ngọn hoặc cành lá non lượng thích hợp giã nát xoa xát vào chỗ tổn thương, ngày vài lần, mỗi lần 5-10 phút.
  • Zona (giời leo): Dây lá mơ leo lượng thích hợp, giã nát xoa xát, đắp lên chỗ bị bệnh, ngày vài lần.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Lưu có công dụng gì?

Cây Mơ có công dụng gì?

Cây Thiên Lý có công dụng gì? 

Cây Kim Ngân có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Mơ Leo vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx