Mục lục
Đặc điểm của cây Lúa Mì
Tên thường gọi: Lúa mì, Lúa miến, Cây Lúa Mì.
Tên khoa học: Triticum aestivum L. (T. satiuum Lam.)
Thuộc họ: Lúa – Poaceae.
Mô tả: Cây thân thảo sinh trưởng hằng năm, rễ có hình sợi. Thân cao 0,8-1,5m, thẳng đứng, nhẵn, mọc thành cụm thưa. Lá phẳng, hình mũi mác hoặc hình dải rộng, nhọn đầu, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ ngắn. Cụm hoa là bông dày đặc, các bông nhỏ đơn độc, xếp lợp trên cả hai mặt đối diện của cuống chung, mang 3-5 hoa nhưng thường là 4 mà hoa ở đỉnh không sinh sản. Mày có hình bầu dục rộng, mày hoa không đều nhau. Quả có hình bầu dục hoặc thuôn có lông ở đỉnh.
Bộ phận sưu dụng: Hạt – Semen Tritici.
Nơi sống và thu hái: Cây được gây trồng ở miền núi để lấy hạt làm lương thực, làm bánh, thân lá dùng để nuôi súc vật hoặc để bện thnàh các sản phẩm thủ công.
Dược tính và công dụng của cây Lúa Mì
Thành phần hoá học: Trong 1kg hạt có 0,03mg Al2O3. Hạt còn chứa Mg, Mn, Zn, Fe, Cu. Cây tưới chứa 0,02% acid oxalic.
Tính vị, tác dụng: Có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, bổ, làm béo, tạo cảm giác ngon miệng.
Công dụng: Dùng chữa ỉa chảy đi tiêu lỏng; rang lên sắc uống thì giải khát khỏi phiền nhiệt.Thường dùng trong các trường hợp rối loạn chung về sức khoẻ.
Cây Lúa Mì và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Trẻ em ỉa chảy kéo dài hay người tỳ hư đi tiêu lỏng: Bột Mì nấu cháo hay làm bánh cho ăn.
- Phù nề toàn thân: Cám lúa mì rang vàng, cho thêm đường đỏ trộn đều, uống cùng với nước đại táo.
- Tì vị hư nhược: Dùng bột mì trộn với hoài sơn đập vụn đun thành hồ cho thêm đường trắng vào để ăn.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Lúa Mì vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha