Cây Lúa có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Lúa

Tên thường gọi: Lúa, cây lúa.

Tên khoa học: Oryza sativa L.

Thuộc họ: Lúa – Poaceae.

Mô tả: Cỏ mọc sinh trưởng hằng năm, cao 0,7-1,5m. Lá có phiến dài, bìa ráp, bẹ cao, màu trắng, lưỡi bẹ có lông. Chuỳ bao gồm nhiều bông, mang các bông nhỏ màu vàng vàng. Mày hoa có lông gai, 1 hoa, 6 nhị. Quả thóc dính chặt với mày hoa (trấu), ta quen gọi là hạt lúa.

Bộ phận sử dụng: Hạt thóc, rễ lúa – Semen et Radix Oryzae,  đạo nha – Fructus Oryzae Germunatus.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Châu Á nhiệt đới, được trồng làm lương thực ở khắp nơi. Có hai loại:

  • Lúa tẻ – var.utilissima A. Camus
  • Lúa nếp – var. glutinosa Tanaka.

Thu hái các bộ  phận của cây quanh năm.

Dược tính và công dụng của cây Lúa

Thành phần hoá học: Người ta cũng đã biết trong lúa có các thành phần sau: Vitamin A, B, D và E, mỡ 20%, hydratcarbon, protein, adenin, cholin, acid arachidic, lignoxeric, palmitic, aloic, phytosterin.

Tính vị, tác dụng: Gạo tẻ có vị ngon ngọt, tính mát, có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Gạo lâu năm vị chua hơi mặn, tính ấm, ích khí mạnh tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo nếp (nhu mề) có vị ngọt, ngon thơm, mềm dẻo, tính ấm, bổ tỳ vị hư yếu.

Công dụng: Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha, đạo nha dùng thay cho mạch nha, giúp sự tiêu hoá và là thức ăn có tinh bột có tác dụng rất tốt cho những người ăn uống kém tiêu, không muốn ăn, còn chữa các bệnh phù do thiếu vitamin. Gạo lâu năm dùng trị đau bụng và trị lỵ. Gạo nếp dùng trị các chứng đau bụng, nôn mửa và tiểu tiện ra chất nhờn (dưỡng trấp). Cám được dùng để chế thuốc phòng và chữa bệnh thiếu các loại vitamin B. Dầu cám dùng trộn với rau để ăn. Rễ và thân của Lúa là thuốc lợi tiểu. Quả thóc chưa bóc vỏ dùng làm thuốc đắp cho dịu.

Cây Lúa và các bài thuốc

Đơn thuốc:

  • Giải phiền nhiệt trong trường hợp sốt cao, ra nhiều mồ hôi, háo khát: Dùng Gạo tẻ một nắm, lá Tre hay Cỏ lá tre một nắm cùng sắc uống. Có thể thêm bột thạch cao 10-12g cùng uống.
  • Nôn mửa hay ỉa chảy háo khát, rối loạn tiêu hoá: Dùng Gạo tẻ sao sắc uống thay nước và thay ăn.
  • Nôn ói không dứt: Dùng Gạo nếp 20g, sao vàng, Gừng củ 3 lát, sắc uống

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Vừng có công dụng gì?

Cây Mồng Tơi có công dụng gì?

Cây Khế có công dụng gì? 

Cây Cỏ Tranh có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây lúa vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx