Cây Dưa Chuột có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Dưa Chuột

Tên thường gọi: Dưa chuột hay Dưa leo.

Tên khoa học: Cucumis sativus L.

Thuộc họ: Bầu bí- Cucurbitaceae.

Mô tả: Cây thân leo sống hàng năm, chia ra nhiều nhánh có gốc và có lông. Tua cuốn đơn. Lá chia thuỳ rõ. Hoa đơn tính mọc ở nách lá, có màu vàng. Số hoa đực nhiều hơn số hoa cái. Quả mọng trên quả có nhiều u vằn và gai.

Bộ phận sử dụng: Quả – Fructus Cucumis Sativi.

Nơi sống và thu hái: Cây của Đông Á và Nam Á, trồng thông thường lấy quả làm rau ăn. Có thể thu hái quả quanh năm.

Dược tính và công dụng của cây Dưa Chuột

Thành phần hoá học: Ngoài các thành phần thông thường, còn có các nguyên tố Ca, P, Fe, S, Mn và nhiều muối Kali, các chất nhầy và các vitamin A, B1, B2, PP và vitamin C. Quả chứa một enzym là erepsin, enzym thuỷ phân protein; còn có acid ascorbic oxydaza, succinic và malic dehydrogen, chất thơm.

Tính vị, tác dụng: Dưa chuột có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lọc máu, làm tan acid uric và các urát, lợi tiểu và gây ngủ nhẹ. Quả bổ dưỡng và làm nhầy dịu; hạt làm mát, bổ, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường được chỉ định dùng trong các trường hợp sốt nhẹ, nhiễm độc đau bụng và kích thích ruột, thống phong, tạng khớp, sỏi, bệnh trực khuẩn coli. Dùng đắp  trị ngứa, nấm ngoài da và dùng trong mỹ phẩm làm thuốc giữ da, làm kem bôi mặt.

Cách dùng: Để uống trong, dùng Dưa chuột nấu ăn, có thể ăn sống, nhưng khi ăn nhiều lại gây khó tiêu. Để dùng ngoài, lấy dưa leo giã ra lấy dịch bôi hoặc lấy nước bôi, hoặc nấu dịch tươi pha cồn làm nước rửa mặt. Có thể chế thành dạng pomát làm dịu dùng trị bệnh ngoài da, nứt nẻ môi, giữ da mặt.

Cây Dưa Chuột và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Phù thũng bụng trướng, tay chân đều phù: Dưa chuột to bổ ra, để cả hạt, nấu với giấm, cho đến khi chín nửa chừng, ăn vào lúc sáng sớm đói lòng, ăn hết cả cái lẫn nước, thì nước sẽ tháo dần hết mà xọp phù.
  2. Hội chứng lỵ nhiệt ở trẻ em: 10 quả Dưa chuột non, nấu với mật cho ăn dần, trong 1-2 ngày thì khỏi.
  3. Bị mèo cào phải, sinh sưng đau: dùng rễ cây Dưa chuột giã nhỏ đắp thì khỏi.
  4. Ngộ độc: Lá cây Dưa chuột giã vắt lấy nước cốt uống thì gây nôn tháo

Ghi chú: Ăn nhiều dưa chuột thì sinh đái luôn, vãi đái và dẫn tới liệt dương. Người lạnh dạ và thận yếu phải kiêng.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Dừa có công dụng gì?

Cây Củ Từ có công dụng gì?

Cây Dâu Tằm có công dụng gì? 

Cây Diếp Cá có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Dưa Chuột vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx