Mục lục
Đặc điểm của cây Ðậu Hà Lan
Tên thường gọi: Ðậu Hà Lan.
Tên khoa học: Pisum sativum L.
Thuộc họ: Ðậu – Fabaceae.
Mô tả: Cây thân thảo thấp hoặc mọc leo. Lá kép gồm 1-3 đôi lá chét, các lá chét đầu cuống thường biến thành tua cuốn, lá kèm rất lớn. Chùm hoa ở nách lá, hoa to có màu trắng hoặc màu tím. Quả đậu dẹt, có màu xanh, có mỏ nhọn, chứa 5-6 hạt có dạng gần giống hình cầu.
Bộ phận dùng: Hạt – Semen Pisi Sativi.
Nơi sống và thu hái: Ðậu Hà Lan có nguồn gốc ở vùng Tây Á hay Châu Âu, là một loại đậu cao cấp đã có một lịch sử trồng trọt từ hàng ngàn năm nay và được trồng ở hầu khắp Châu Âu, Châu Mỹ và nhiều nước Châu Á, Châu Phi. Ở nước ta, nhiều địa phương ở các tỉnh phía Bắc đều có trồng trong mùa Ðông nhất là ở các tỉnh thượng du Bắc Bộ. Người ta đã tạo ra nhiều giống đậu Hà Lan khác nhau; có giống thân lùn, có giống leo cao 2-3m; có giống trồng lấy quả non ăn; có giống trồng để ăn hạt và cũng có giống trồng chủ yếu để lấy dây lá làm thức ăn cho gia súc. Ta thường trồng giống đậu leo.
Dược tính và công dụng của cây Đậu Hà lan
Thành phần hoá học: Hạt đậu Hà Lan khô chứa 22,8% protid, 0,7-1,5% lipid, 55,2% glucid, 5,2-7,7% cellulose, 2,5-3,5% tro; còn có phosphor, sắt, kalium, iod (1730mg%) và các vitamin A, B. Các acid amin trong hạt đậu Hà Lan gồm tyrosin 2,87%, tryptophan 1,17%, lysin 4,60%, arginin 11,42% histidin 2,49%, cystin 0,89%. Hạt đậu chứa alcaloid trigonellin; tro của hạt chứa As 0,026mg% và có alcaloid piplartine. Dầu hạt chứa galactolipit.
Tính vị, tác dụng: Ðậu Hà Lan làm tăng năng lượng, giúp sự vận chuyển đường ruột. Người ta nhận thấy dầu hạt có hiệu quả chống hormon sinh dục, đối lập với hormon sinh dục nam, tạo ra sự vô sinh.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Ðậu Hà Lan là loại đậu có giá trị kinh tế cao. Quả non làm rau xanh giàu chất dinh dưỡng cho người; hạt có hàm lượng bột và protein cao nên làm thức ăn tốt cho người và gia súc. Ta thường lấy quả non xào, luộc ăn và hạt dùng hầm thịt. Ðậu Hà Lan xào hay nấu ăn tươi rất dễ tiêu hoá và làm cho sự vận chuyển đường ruột được dễ dàng. Khi dùng khô thì bột đều chứa các hoạt chất đậm đặc lại, nên người ta thường phơi khô tán bột, dùng chủ yếu trong việc làm mứt. Ở Ấn Độ, hạt nếu ăn sống có thể gây ra kiết lỵ, còn ở Tây Ban Nha, người ta dùng đậu Hà Lan làm thuốc dịu và thuốc đắp.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Nhân Trần có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây đậu hà lan vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha