Mục lục
Đặc điểm của cây Chó Đẻ
Tên thường gọi: Chó đẻ, Răng cưa, Cam kiềm, Rút đất .
Tên khoa học: Phyltanthus urinaria L.
Thuộc họ: Thầu dầu -Euphorbiaceae.
Mô tả: Cây thân thảo sống hằng năm hay sống dai, cao khoảng 20-30cm, thân có màu đỏ, thường phân nhánh nhiều, nhánh có gốc, có cánh. Lá mọc so le, xếp hai dãy sít nhau, do đó mỗi nhánh nom như một lá kép lông chim, mỗi lá thực sự có hình thuôn bầu dục hoặc trái xoan ngược, mặt trên có màu xanh nhạt, mặt dưới mốc mốc. Hoa mọc ở nách lá, hoa đực ở ngọn cành, hoa cái đơn độc ở gốc cành, tất cả hầu như không có cuống, hoặc có cuống ngắn. Quả nang có màu hơi đỏ, hình cầu đường kính khoảng 2mm, có gai nhỏ chứa 6 hạt hình tam giác màu sôcôla nhạt. Ra hoa và quả vào tháng 4-10.
Bộ phận sử dụng: Toàn cây – Herba Phyllanthi, gọi là Diệp Hạ Châu.
Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, phân bố ở Nam Á, Đông Á và các nước Ðông Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ ruộng đất hoang, tới độ cao 500m. Thu hái toàn cây vào mùa hạ và thu, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.
Dược tính và công dụng của cây Chó Đẻ
Thành phần hoá học: Trong cây có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.
Tính vị, tác dụng: Chó đẻ có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong Chó đẻ răng cưa, Coderacin dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt.
Công dụng, chỉ định và kết hợp: Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8-16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thể giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau.
Ở Đông Á người ta dùng Chó để răng cưa để chữa:
- Viêm thận phù thũng.
- Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan.
- Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng.
Ở Nam Á người ta cũng dùng toàn cây như là thuốc lợi tiểu trong bệnh phù; cũng dùng trị bệnh lậu và những chứng rối loạn đường niệu sinh dục và làm thuốc duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ. Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét. Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm thuốc ho cho trẻ em.
Cây Chó Đẻ và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Bệnh gan: Cây chó đẻ 40g, mã đề 12g, chí tử 12g, nhân trần 16g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục 30 ngày, lưu ý phụ nữ có thai không uống thuốc có cây chó đẻ.
- Mụn nhọt sưng đau: Chó đẻ răng cưa một nắm với một ít muối giã nhỏ, đổ nước sôi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp chỗ đau.
- Tưa lưỡi ở trẻ em: Giã cây tươi vắt lấy nước cốt, bôi vào lưỡi.
- Xơ gan cổ trướng: Dùng 100g Chó đẻ đắng sao khô, sắc với nước ba lần, cô lại còn một bát ăn cơm, pha với đường, chia nhiều lần uống trong ngày, liệu trình trong vòng 40 ngày, kết hợp khẩu phần ăn hằng ngày hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…).
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Chi Tử Bì có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Chó Đẻ vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha