Cây Cải Ngọt có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Cây Cải Ngọt

Tên thường gọi: Cải Ngọt.

Tên khoa học: Brassica integrifolia (West.) O.E. Schulz.

Thuộc họ: Cải – Brassicaceae.

Mô tả: Cải có trắng, cao 50-100cm, thân tròn, không lông. Lá có phiến xoan ngược hình tròn dài, chóp tròn hay tù, gốc từ từ hẹp, mép nguyên không nhăn, mập, có màu trăng trắng, gân phụ 5-6 cặp; cuống dài, tròn. Chùm hoa như ngù ở ngọn, cuống hoa dài 3-5cm, hoa có màu vàng tươi; nhị 6 (4 dài, 2 ngắn). Quả cải dài 4-11 cm, có mỏ, hạt tròn.

Bộ phận sử dụng: Hạt – Semen Brassicae Integrifoliae.

Nơi sống và thu hái: Cây trồng để lấy lá làm rau.

Dược tính và công dụng của cây Cải Ngọt

Thành phần hóa học: Dầu của hạt chứa một lượng Glycerid của Acid Crucic.

Tính vị, tác dụng: Hạt có tính ấm, làm nóng, làm toát mồ hôi.

Công dụng, chỉ định và kết hợp: Hạt được dùng làm thuốc trị bệnh co thắt, chứng đau dây thần kinh và đau khớp. Dầu được sử dụng như là một chất nước dùng chườm đắp trị phát ban da và mụn nhọt. Ở Đông Á, hạt được dùng trị sốt cao co giật, mất tiếng

Cây Cải Ngọt và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Cảm mạo: Rễ cải 60 – 80g, đường đỏ 30g. Rễ cải rửa sạch, thái đoạn; sắc lấy nước; cho uống trong ngày.
  • Hàn đàm khái thấu: Cải 200g, gừng tươi 15 – 20g. Cải rửa sạch, gừng rửa sạch, đập rập. Nấu lấy nước cho uống. Chữa ho do đờm lạnh, vùng ngực và cơ hoành đầy tức.
  • Xuất huyết do loét dạ dày, hành tá tràng: Cải rửa sạch, cắt đoạn, nhúng trong nước sôi 5 – 10 phút, ép lấy 30 – 50 ml nước, hâm nóng cho uống (có thể thêm đường trắng, liều lượng vừa đủ).

Những lưu ý cần chú ý khi sử dụng cây Cải Ngọt

Cải ngọt rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, đối với một số người, loại rau này lại giống như tác nhân khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến sau. Vì vậy, nếu bạn mắc một trong những chứng bệnh sau thì không nên ăn rau cải ngọt.

  • Người bị đau dạ dày: Căn bệnh này thường dẫn đến tình trạng chướng hơi, đầy bụng. Nếu ăn nhiều cải ngọt sẽ sinh khí nhiều, gây ra tình trạng đau bụng. Đặc biệt là khi ăn rau cải sống.
  • Người bị sỏi thận: Nên tránh các thực phẩm chứa axit oxalic bởi chất này ảnh hưởng tới sự hấp thu kẽm và canxi. Trong khi đó, rau cải ngọt cũng là loại rau có hàm lượng oxalate cao.
  • Người bị viêm đường tiêu hóa: Hạn chế ăn để trạn gây kích thích lên vùng bị viêm loét.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Cải Đất Núi có công dụng gì?

Cây Cải Đồng có công dụng gì?

Cây Cải Cúc có công dụng gì? 

Cây Cải Củ có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cải Ngọt vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx