Cây Cà Gai Leo có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Cây Cà Gai Leo

Tên thường gọi: Cà Gai Leo, Thích Gia Đằng, Hải Nam Gia (海南茄), Cà Gai Dây, Cà Vạnh, Cà Quýnh, Cà Lù, Cà Bò, Cà Hải Nam, Quánh, Gai Cườm.

Tên khoa học: Solanum procumbens Lour.

Thuộc họ: Cà – Solanaceae.

Mô tả:

  • Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hoặc hơn. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều, cành phủ lông có hình sao và rất nhiều gai cong có màu vàng. Lá mọc so le, có hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, gồm 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng.
  • Ra hoa vào tháng 4-5, ra quả vào tháng 7-9.

Bộ phận sử dụng: Rễ và cành lá – Radix et Ramulus Solani.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.

Dược tính và công dụng của cây Cà Gai Leo

Thành phần hóa học: Toàn cây, nhất là rễ, chứa Saponin Steroid và các Alcaloid Solasodin, Solasodinon, còn có Diosgenin và các Flavonoid.

Tính vị, tác dụng: Cà gai leo có vị cay hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn. Liều dùng 16-20g rễ hoặc thân lá, dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc viên. Dùng ngoài lấy cây tươi giã nát, chiết nước uống và lấy bã đắp. Cao lỏng Cà gai leo dùng ngậm chữa viêm lợi, viêm quanh răng.

Theo Đông Y Cổ Truyền còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu, cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.

Cây Cà Gai Leo và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Rắn cắn: 30-50g rễ Cà Gai Leo tươi, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
  • Phong thấp:Rễ Cà Gai Leo, vỏ Chân Chim, rễ Cỏ Xước, Dây Đau Xương, Dây Mấu, Rễ Tầm Xuân, mỗi loại 20g, sắc uống.
  • Ho, ho gà: Rễ Cà Gai Leo 10g, Lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
  • Sưng mộng răng: Hạt Cà Gai Leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng.
  • Viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: Cà Gai Leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, diệp hạ châu 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hàng ngày một thang.
  • Tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà Gai Leo 10g, Dây Gấm 10g,Thổ Phục Linh 10g, Kê Huyết Đằng 10g, Lá Lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Uống iên tục từ 10 – 30 thang.
  • Giải rượu: 100g Cà Gai Leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu.
  • Các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ hoặc thân lá Cà Gai Leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.

Những lưu ý cần chú ý khi sử dụng cây Cà Gai Leo

– Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi bởi ở độ tuổi này hệ miễn dịch còn yếu và chưa phát triển hoàn thiện sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Không dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu có cần phải có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

– Không dùngcho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú bởi nó ảnh hưởng đến tuyến sữa và làm giảm các chất dinh dưỡng của sữa mẹ.

– Liều lượng sử dụng đúng với tình trạng bệnh và triệu chứng.

– Không sử dụng khi thấy hiện tượng ẩm, mốc, bởi dễ gây độc tố ảnh hưởng đến chức của gan.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Bơ có công dụng gì?

Cây Bông Ổi có công dụng gì?

Cây Cà Độc Dược có công dụng gì? 

Cây Bùm Bụp có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Cà Gai Leo vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx