Cây Bồ Công Anh có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Bồ Công Anh

Tên thường gọi: Bồ công anh, diếp trời, rau bồ cóc, diếp hoang, Cây Bồ Công Anh.

Tên khoa học: Lactuca indica.

Thuộc họ: Cúc.

Mô tả: Cây bồ công anh, thuộc thân thảo, vòng đời ngắn chỉ 1 – 2 năm, cao khoảng 60 – 200cm, thân mọc đứng và chẻ nhánh ở phần trên, trên thân không sở hữu lông. Thân cây nhẵn và mọc đứng có màu đốm tía. Lá mọc so le nhau và không có cuống nhưng có răng. Hoa mọc thành từng cụm, thường ở ngọn hoặc ở các kẽ lá và xếp thành chùy dài khoảng 20cm, phân nhiều nhánh, có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa, hình chuỳ, nhìn giống như hoa cúc, thường mọc thành cụm ở đầu ngọn hoặc xen kẽ giữa các phiến lá. Cuống hoa bao bọc lấy phần trụ bên trong. Mỗi trụ có khoảng 20 – 30 bông nhỏ. Mỗi bông có kích thước khoảng 12 – 15mm. Bao hoa có hình trụ, mỗi đầu có từ 8 – 10 hoa và có màu vàng tươi. Quả có màu đen,có mào lông trắng nhạt, 2 cạnh có cánh, 2 cạnh khác giảm thành một đường lồi. Hạt giống có túm lông ở đỉnh, nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Ra hoa tháng vào 6-7, ra quả vào tháng 8-9.

Có 3 loại Bồ Công Anh: 

  • Bồ công anh chỉ thiên.
  • Bồ công anh cao.
  • Bồ công anh lùn.

Bộ phận sử dụng: Toàn cây. Thu hái lúc cây chưa có hoa, dùng tươi hay phơi khô.

Nơi sống và thu hái: Thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc nước ta như ở Tam Đảo, Sapa. Loại cây này cũng phát triển mạnh mẽ tại vùng trung du, vùng đồng bằng có độ cao nhỏ hơn 1000m so với mặt nước biển. Trên thế giới, cây tập trung chủ yếu ở một số quốc gia như Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Philippin. Thu hoạch vào tháng 4 hàng năm. Hái lá rồi phơi khô dùng dần hoặc cũng có thể sử dụng luôn là tươi. Ngoài ra hoa và quả, rễ của cây cũng được sử dụng làm thuốc rất tốt. Khi thu hoạch chọn cây có nhiều lá, màu lục tro và rễ còn nguyên là tốt nhất.

Dược tính và công dụng của cây Bồ Công Anh

Thành phần hóa học: Bồ công anh chứa 91.8% nước, 3.4% protid, 1.1% glucid, 2.9% chất xơ, 1.2% tro. Ngoài ra còn chứa carotene, vitamin C, 2 chất đắng chính là lactucin và lactucopicrin, β-amyrin, taraxasterol, germanicol. Bồ công anh được thử nghiệm cho tác dụng an thần.

Tính vị, công dụng: Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết. Vị thuốc được dùng điều trị tỳ vị có hỏa uất, sưng vú, áp xe, tràng nhạc, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Cây Bồ Công Anh và các bài thuốc

Bài thuốc

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Chế biến bài thuốc bằng cách sử dụng 20g rễ bồ công anh, 20g lá bồ công anh và 40g xạ đen. Hỗn hợp thu được đem sắc với 1 lít nước uống hàng ngày.
  • Tắc tia sữa, sưng vú: 20g lá bồ công anh đem đun với nước uống hàng ngày, hoặc có thể sử dụng 30 – 40g lá bồ công anh tươi rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thông thường chỉ cần dùng 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt.
  • Ăn uống kém tiêu và hay bị mụn nhọt: Sử dụng 10 – 15g lá bồ công anh khô, 600ml nước (khoảng 3 bát con). Đem sắc dung dịch đến thể tích còn 200ml (1bát) rồi uống. Sử dụng liên tục trong 3 – 5 ngày hoặc có thể kéo dài hơn.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Đậu Xanh có công dụng gì?

Cây Hồ Đào có công dụng gì?

Cây Bách Bệnh có công dụng gì? 

Cây Đậu Đen có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Bồ Công Anh vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx