Cây Bạch Cập có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Bạch Cập

Tên thường gọi: Bạch cập.

Tên khoa học: Bletilla striata (Thunb) Reichb L.

Thuộc họ: Lan – Orchidaceae.

Mô tả: Cây thảo nhiều năm mọc đứng cao 20-30cm. Hành giả hình củ, xếp thành chuỗi nằm ngang có màu trắng ngà, có những đường vòng màu nâu nhỏ do các vết tích của lá cũ và những mầm thân non đang phát triển. Mỗi nhánh mang khoảng 4-5 lá hình mác, có những nếp nhăn dọc, xếp ôm nhau ở góc không có cuống. Hoa mọc 3-8 cái có màu hồng tím khá to, mọc thành chùm ở ngọn, cánh môi màu tím đậm mang 5-7 mào uốn lượn. Quả nang có hình thoi 6 cạnh. Ra hoa vào tháng 3-5 và có quả vào tháng 7-9.

Bộ phận sửu dụng: Thân rễ – Rhizoma Bletilae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh và các vùng núi như Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Cũng thường được trồng làm cảnh, trồng bằng thân rễ. Củ hái vào tháng 8-9, phơi khô, có màu trắng vàng, dỏng nhu con ốc dẹt trong có nhiều chất dính. Khi dùng rửa sạch, sấy qua nhỏ lửa.

Công dụng và dược tính của cây Bạch Cập

Thành phần hoá học: Củ chứa keo và tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng bổ phổi, cầm máu và làm tan máu ứ, hàn gắn vết thương chảy máu.

Công dụng: Loại thuốc dùng để cầm máu, trị thổ huyết, khạc ra máu, chảy máu cam. Dùng ngoài đắp, bôi mụn nhọt, sinh cơ khỏi đau, cũng có thể dùng đắp vết thương. Bột trộn dầu chữa bỏng, chân tay tê bì cũng có công hiệu tốt. Theo một số tài liệu xưa và các thầy thuốc cho rằng uống lâu có thể nhuận phế, chữa lao phổi, nhưng có vị đắng nên cần cho thêm nhiều đường phèn uống mới tốt. Người ta dùng Bạch Cập phối hợp với Rimifon có hiệu quả rất tốt, trị ho gà cũng có kết quả. Ngày dùng từ 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài hoà bột với nước đắp hoặc hoà bột với nước uống.

Cây Bạch Cập và các bài thuốc

Bài thuốc:

  • Phổi kết hạch, ho, khạc ra máu hay lao hang:  Bạch cập tán nhỏ uống mỗi lần 12g, liều dùng không hạn chế.
  • Thổ huyết và chảy máu dạ dày: Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần, tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 4-8g, liều dùng tuỳ ý.
  • Vết thương đứt chém: Bạch cập hai phần, vôi một phần, bồ hóng một phần tán nhỏ rắc vào.
  • Ung nhọt sưng đau: Bạch cập tán nhỏ quấy với nước đặt trên giấy đắp vào.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Bách Bộ có công dụng gì?

Cây Bạch Hạc có công dụng gì?

Cây Bách Nhật có công dụng gì?

Cây Bách Hợp có công dụng gì?

Cây Sam Đá Ráp có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Bạch Cập vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx