Cây Bách Bộ có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của Cây Bách Bộ

Tên thường gọi: Bách bộ, Củ ba mươi, Củ rận trâu, Dây dẹt ác

Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour

Thuộc họ: Bách bộ – Stemonaceae.

Mô tả: Thân dây leo mảnh, nhẵn, dài 6-8m, ở gốc có nhiều rễ củ mọc thành chùm, 10-20 hoặc hơn 30 củ, có khi tới gần một trăm củ, dài tầm 15-20cm, rộng 1,5-2cm. Lá mọc đối hay so le, giống lá Củ nâu, nhưng đặc biệt có hệ gân ngang dày song song với các gân chính hình cung, dài khoảng 10-15cm, rộng 4mm, mặt ngoài có màu vàng lục, mặt trong có màu đỏ tươi, có mùi thối, 4 nhị dài 4-5cm. Quả nang chứa nhiều hạt. Cây ra hoa vào tháng 3-6 và ra quả vào tháng 6-8 .

Bộ phận sử dụng : Rễ củ – Radix Stemonae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng Nam Á, mọc hoang ở vùng đồi núi, trên sườn núi, ven suối. Có thể thu hoạch củ vào mùa xuân hoặc mùa thu. Cắt bỏ rễ con, rửa sạch, nhúng trong nước sôi, hoặc đồ vừa chín tới. Loại nhỏ để nguyên, loại to bổ dọc dài, phơi nắng hoặc sấy khô.

Công dụng và dược tính của cây Bách Bộ

Thành phần hoá học: Trong rễ củ có các alcaloid, chủ yếu là stemonin, tuberostemonin, isotuberostemonin, hypotuberostemonin, oxytuberostemonin, stemin, stenin; glucid 2,3%, lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, suecinic…).

Tính vị, tác dụng: Củ có vị đắng, tính hơi ấm, hơi có độc, có tác dụng nhuận phế, sát trùng, diệt sâu, trừ ngứa. Người ta đã biết Intemonin có tác dụng làm giảm tính chất hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật, có tác dụng ức chế phản xạ của ho, còn làm cho giun bị tê liệt, làm chết rận rệp và có bệnh lỵ, bệnh phó thương hàn.

Thường dùng trị:

  • Viêm khí quản, lao phổi, ho gà
  • Lỵ amip
  • Bệnh giun móc, giun đũa, giun kim
  • Tình trạng ngứa ngáy da, eczema, viêm da
  • Còn có thể dùng để diệt bọ chét, rệp, chấy rận và sâu bọ.

Cây Bách Bộ và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Hen khí quản: Bách bộ, Tử uyển, nhân hạt Mơ, mỗi vị 10g, Bối mẫu 6g, sắc uống.
  2. Ho gà: Bách bộ, Hạ khô thảo, mỗi vị 10g sắc uống.
  3. Tẩy giun kim: Bách bộ nấu nước thụt.
  4. Dùng ngoài, ngâm trong cồn, đun sôi trong nước, hoặc nấu cao để bôi, hay nghiền bột mà dùng

Lưu ý:  Người tì vị hư yếu không dùng. Dùng nhiều sẽ gây ngộ độc. Giải độc bằng nước ép Gừng tươi hoặc thêm một ít giấm ăn.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Ba Chạc có công dụng gì?

Cây Sam Đá Khắc Thùy có công dụng gì?

Cây Sam Đá Ráp có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Bách Bộ vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx