Mục lục
Đặc điểm của cây Bèo Lục Bình
Tên thường gọi: Bèo Lục Bình, Bèo Tây, Bèo Nhật Bản, Bèo Sen.
Tên khoa học: Eichhornia crassipes (Mart) Solms.
Thuộc họ: Bèo lục bình – Pontederiaceae.
Mô tả:
- Cây thân thảo sống lâu năm, nổi ở nước hoặc bám trên đất bùn, mang một chùm rễ dài và rậm ở phía dưới. Kích thước cây thay đổi tuỳ theo môi trường sống có nhiều hay ít chất màu. Lá mọc thành hoa thị, có cuống phồng lên thành phao nổi, gân lá hình cung. Cụm hoa bông hay chuỳ ở ngọn thân dài khoảng 15cm hay hơn. Hoa không đều, có màu xanh nhạt hay tím, đài và tràng cùng màu, hàn liền với nhau ở gốc, cánh hoa trên có một đốm vàng, 6 nhị (3 dài, 3 ngắn), bầu trên 3 ô, chứa nhiều noãn, nhưng chỉ có một cái sinh sản. Quả nang.
- Cây ra hoa từ mùa Hạ tới mùa Đông.
Bộ phận sử dụng: Phần của cuống lá phồng lên thành phao nổi – Petiolus Eichhorniae hoặc có thể dùng toàn cây – Herba Eichhorniae.
Nơi sống và thu hái: Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ, Vào năm 1905 được đem vào trồng làm cảnh ở Hà Nội. Về sau lan ra khắp nơi một cách nhanh chóng. Nhân dân ta thường dùng toàn cây làm phân xanh hoặc chất độn có phân chuồng và dừng chân nuôi lợn. Ðể dùng làm thuốc, lấy cây về, bỏ thân và rễ, chỉ lấy lá, chủ yếu là phần phình của cuống lá.
Dược tính và công dụng của cây Bèo Lục Bình
Thành phần hoá học: Nước 92,6, Protid 2,9, Glucid 0,9, Chất Xơ 22, Tro 1,4, Calcium 40,8mg%, Phosphor 0,8mg%, Caroten o,66mg% và Vitamin C 20mg%.
Tính vị, tác dụng: Có vị nhạt, tính mát, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu sưng, giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Bèo lục bình có thể dùng làm thực phẩm cho người, người ta lấy cả đọt non (ngọn cây) và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ, dùng ăn mát, không ngứa. Bông hoa cũng ăn được, có thể dùng ăn sống hoặc nấu canh như các đọt non.
Bèo lục bình dùng chữa sưng tấy, viêm đau như sưng bắp chuối bẹn, tiêm bị áp xe, chín mé, sưng nách, viêm tinh hoàn, viêm khớp ngón tay, viêm hạch bạch huyết vv.. Thường dùng phần phồng của cuống lá giã nát, thêm muối (5-8g trong 100 g bèo) đắp, bó.
Ở một số nơi tại Nam Á, hoa được dùng làm thuốc chữa bệnh về đường hô hấp. Theo Đông Y Cổ Truyền Bèo Lục Bình có thể làm thuốc chữa các vết thương trên cơ thể bị nhiễm chất độc hoá học. Dùng lá Bèo rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp dàn đều lên chỗ sưng rồi băng lại, phải quấn băng lỏng, đừng để chảy mất nước. Nên đắp cách đêm, từ tối hôm trước đến sáng hôm sau. Thường chỉ đắp 1-2 lần là hết đau nhức. Trong khi chữa không phải tiêm hay uống thuốc kháng sinh.
Ở một số nơi tại Đông Á người ta dùng toàn cây làm thuốc trị cảm mạo phát nhiệt, tiểu tiện đỏ đau, phong chẩn, mụn nhọt sưng đỏ.
Ghi chú: Gần đây người ta đã phát hiện các lợi ích khác của Bèo lục bình như:
- Chống ô nhiễm nguồn nước. Bèo lục bình làm sạch nước nơi chúng mọc, có khả năng làm giảm bớt ô nhiễm môi trường. Chỉ cần 1/3 ha bèo, mỗi ngày đủ để lọc 2225 tấn nước bị ô nhiễm các chất thải sinh học và các hoá chất. Bèo này còn loại được các kim loại nặng độc như thuỷ ngân, chì, bạc, vàng…
- Cung cấp năng lượng: Dùng vi khuẩn cho bèo lên men, 1kg bèo sẽ cho 0,3m3 khí methan. Bã bèo sau khi lên men có thể dùng làm phân bón.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Bán Biên Liên có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Bèo Lục Bình vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha