Cây Ba Gạc có công dụng gì?

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Ba Gạc

Tên thường gọi: Ba Gạc, Ba Gạc Vòng, Tích Tiên.

Tên khoa học: Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.

Thuộc họ: Trúc đào – Apocynaceae.

Mô tả:

  • Cây nhỏ, cao chỉ khoảng 1-1,5m. Có thân nhẵn, có những nốt sần nhỏ, có màu lục sau xám. Lá mọc vòng 3 có khi 4-5, phiến lá có hình ngọn giáo dài 4-16cm, rộng 1-3cm, gốc thuôn, chóp nhọn. Có hoa nhỏ, màu trắng, hình ống phình ở họng, mọc thành xim dạng tán kép dài 4-7cm. Quả dài xếp từng đôi, hình trứng, khi chín có màu đỏ tươi rồi chuyển sang màu tím đen.
  • Ra hoa vào tháng 3-12, ra quả vào tháng 5 trở đi. Ở khu vực đồng bằng, có khi hoa nở quanh năm.

Bộ phận sử dụng: Rễ – Radix Rauvolfiae Verticilatae, thường có tên là La Phụ Mộc: Lá cũng có thể được dùng.

Nơi sống và thu hái:

  • Cây mọc hoang ở một số tính như Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hoá, Lào Cai. Cùng phân bố ở một số nơi thuộc khu vực Đông Á. Có thể trồng bằng hạt hoặc hom thân cành. Sau khoảng 2 năm có thể thu hoạch. Ta thường thu hái rễ cây mọc hoang, có thể đào quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa Thu Đông. Ðào rễ về rửa sạch đất, phơi hay sấy khô.
  • Loài cây này đã được khai thác làm thuốc triệt để và liên tục từ nhiều năm nay, nên hiện nay cây đã hiếm dần.

Dược tính và công dụng của cây Ba Gạc

Thành phần hoá học học: Trong rễ và lá có Alcaloid toàn phần là 0,9-2,12% ở rễ và 0,72-1,69% ơ lá trong đó chủ yếu là Reserpin Rescinnamin, Canescin, Raunescin, Serpentinin, Ranvolfia A (C25H28N2O2).

Tính vị, tác dụng: Rễ Cây Ba Gạc có vị đắng, tính hàn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc, giảm huyết áp. Nước sắc của cây Ba Gạc có tác dụng làm giảm huyết áp có nguồn gốc trung ương, làm tim đập chậm, lại có tác dụng an thần và gây ngủ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

  • Ðược dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở.
  • Hiện nay ta chế thuốc dưới  dạng cao lỏng, chứa 1,5% Alcaloid toàn phần, 1g Cao Bằng 1g Vỏ Rễ để chữa cao huyết áp và làm thuốc an thần. Liều dùng trung bình của cao lỏng là 30 giọt/ ngày. Có thể tăng lên 45-60 giọt. Thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng thường sau 10-15 ngày cần nghỉ.

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Ba Đậu có tác dụng gì?

Cây Ba Đậu Tây có công dụng gì?

Cây Bạch Thược có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Ba Gạc vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx