Ba Đậu có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Ba Đậu

Tên thường gọi: Ba Dậu hay Mần Để.

Tên khoa học: Croton tiglium L.

Thuộc họ: Thầu dầu – Euphorbtuceae.

Mô tả:

  • Cây thân gỗ, nhỏ cao khoảng 3-6m, phần cành nhiều. Lá mọc so le, mép khía răng. Lá non có màu hồng đỏ. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa đực ở phía ngọn, hoa cái ở phía gốc. Quả nang nhẵn có màu vàng nhạt. Hạt có vỏ cứng màu vàng nâu xám.
  • Cây ra hoa vào tháng 5-7,ra quả vào tháng 8-10.

Bộ phận sử dụng: Hạt – Fructus Crotonis, thường gọi là Ba Đậu, còn có thể dùng Lá và Rễ.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Nam Á – Đông Nam Á, mọc hoang ở ven đồi, nương, rẫy cũ và rừng ẩm ướt. Hạt thu hái ở những quả chín nhưng chưa nứt vỏ. Ðể nguyên quả khi dùng mới gỡ hạt hoặc đập lấy hạt và phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô dùng. Lá dùng tươi.

Dược tính và công dụng của cây Ba Đậu

Thành phần hoá học: Hạt chứa khoảng 30-50% dầu mùi khó chịu chứa các Glycerid Acid trung hoà và không trung hoà, không có tính tẩy, gồm Stearin, Palmitin, Glycerid Crolonic và Tiglic; 18% Protein… Hạt có tính chất tẩy do nhựa hoà tan trong dầu chứa các yếu tố Phenolic gây bỏng da. Trong hạt có một Glycosid là Crotonosid một Albuminoza rất độc là Croitin, một Alcaloid gần như Ricinin trong hạt Thầu dầu.

Tính vị, tác dụng:

  • Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ.
  • Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và kết hợp:

  • Hạt dùng chữa hàn tích đình trệ, trướng bụng, đầy bụng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét.
  • Rễ dùng trị thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.
  • Thường dùng hạt dưới hình thức Ba Dậu Sương nghĩa là hạt Ba Đậu đã ép bỏ hết dầu đi, sao vàng mới dùng với liều 0,01-0,05g làm viên hoặc chế cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

Ba Đậu và các bài thuốc

Ðơn thuốc:

Trị nọc độc rắn cắn: Rễ Cây Ba Đậu 30g, ngâm trong một lít rượu, lấy nước đắp ngoài. Dùng lá khô tán bột 0,5g uống với nước mát, ngày một lần.

Ghi chú:

Bệnh thực nhiệt, táo bón, phụ nữ có thai không dùng. Ba đậu rất độc không dùng quá liều. Nếu bị ngộ độc, dùng Ðậu đen, Ðậu xanh, Ðậu đũa hoặc Hoàng liên nấu nước uống để giải độc.

Toàn cây, nhựa, vỏ thân, hạt đều rất độc, khi dùng phải hết sức thận trọng; người không có kinh nghiệm không nên dùng

Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Xem thêm:

Cây Sa Sâm Bắc có công dụng gì?

Cây Bạch Truật có công dụng gì?

Cây Bạch Thược có công dụng gì? 

Cây Sâm Đại Hành có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Ba Đậu vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx