Cây Sả có công dụng gì?

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết

Mục lục

Đặc điểm của cây Sả

Sả, Mao hương – Cymbopogon citratus (DC.) Stapf, thuộc họ Lúa – Poaceae.

Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều, cao khoảng 1,5m. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Lá dài đến 1m, hẹp, mép hơi ráp; bẹ trắng, rộng. Cụm hoa gồm nhiều bông nhỏ không cuống.

Bộ psử dụng: Toàn cây – Herba Cymbopogonis Citrati.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới mọc hoang và được trồng lấy củ, lá làm gia vị và làm thuốc. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch và phơi trong râm mát cho khô.

Dược tính và công dụng của cây Sả

Thành phần hoá học: Củ Sả chứa 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, mà thành phần chủ yếu là citral (65-85%), geraniol (40%).

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, tính ấm, có mùi thơm; có tác dụng khư phong thanh thấp, tán hàn giải biểu, thông kinh lạc, tiêu thũng, phòng côn trùng cắn.

Công dụng của cây Sả

Ngoài công dụng dùng làm gia vị, Sả đã được dùng làm thuốc từ lâu đời trong nhân dân ta, các bậc thầy lương y từng nói về Sả: vị đắng, tính ấm, mùi thơm. Bạt hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp nóng sốt, trị đau bụng lạnh dạ, nôn mửa.

Ngày nay, ta dùng cây Sả chữa: cảm mạo, nóng sốt đau đầu, đau dạ dày, ỉa chảy, phong thấp tê đau, đòn ngã tổn thương, bụng dạ trướng đau, viêm tai giữa có mủ, ho, cước khí, kinh nguyệt không đều, phù thũng khi có mang. Người ta còn dùng toàn cây Sả chưng cất tinh dầu; tinh dầu Sả dùng khử mùi hôi tanh, xua ruồi muỗi. Dùng xoa ngoài chữa cúm và phòng bệnh truyền nhiễm. Ngày dùng 10-15g Sả hoặc một lượng nhỏ tinh dầu.

Cây sả và các bài thuốc

Bài thuốc:

  1. Đau dạ dày: Dùng cây tươi 30-45g đun sôi uống.
  2. Đòn ngã tổn thương: Dùng 30-45g cây tươi, đun sôi trong nước thêm rượu uống.
  3. Thối miệng, hôi nách: Bột củ Sả 10 phần, Phèn phi 1 phần, trộn đều, luyện viêm uống.

    Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.

Những lưu ý khi sử dụng cây Sả

Thứ nhất, không nên dùng sả để tự điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào hoặc dùng sả để thay cho các loại thuốc đã được kê đơn mà không có chỉ định của bác sĩ.

Thứ hai, sả không phải loại dược liệu phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn đang ở một trong những tình trạng sức khỏe như: đang uống thuốc lợi tiểu theo toa, có nhịp tim thấp, có mức kali thấp hay đang mang thai thì tuyệt đối không nên dùng sả.

Thứ ba, một số người có thể bị dị ứng với sả. Hãy liên hệ cơ quan y tế gần nhất để yêu cầu được giúp đỡ khi gặp các triệu chứng như phát ban, ngứa, khó thở, nhịp tim nhanh sau khi dùng sả.

Thứ tư, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ nào kết luận chính xác về liều lượng sả tiêu chuẩn mà một người nên dùng một ngày. Do đó, nếu đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt hay có bệnh lý nền, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng sả hằng ngày.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là: Chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,… Để hạn chế nguy cơ dùng quá liều, chuyên trang Healthline khuyến nghị mọi người nên bắt đầu với việc uống 1 cốc trà sả/ngày (khoảng 350ml), nếu cơ thể dung nạp tốt, có thể uống nhiều hơn. Ngoài ra, cần ngừng ngay hoặc uống ít lại nếu cơ thể gặp phải các tác dụng phụ trên.

Xem thêm:

Bạc hà có công dụng gì? 

Âm Địa Quyết có tác dụng gì?

Cây Sa Bì có công dụng gì?

Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Sả vui lòng liên hệ

Số điện thoại : 0983425111

Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha

Fanpage Pulipha

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Xin hãy để lại bình luậnx