Mục lục
Đặc điểm của cây Phật Thủ
Tên thường gọi: Phật thủ.
Tên khoa học: Citrus medica L. var. sarcodactylis (Noot.) Swingle.
Thuộc họ: Cam – Rutaceae.
Mô tả: Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, cao 3-4m, có gai. Lá có hình trứng, chóp hơi tròn, có khi lõm, gốc thuôn, cuống ngắn. Hoa màu trắng. Quả dài, vỏ có màu vàng sẫm, có nhiều múi chạy dài theo quả, phía ngọn tách ra trông như những ngón tay chụm lại; cùi dày đặc, giòn và có mùi thơm phức. Ra hoa đầu mùa Hè, quả chín vào mùa Đông.
Bộ phận dùng: Quả – Fructus Citri Sarcodactylis, gọi là Phật thủ (Tay Phật). Hoa, lá và rễ cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái: Là cây trồng lấy quả dùng trang trí mâm quả ngày tết. Thu hái quả vào mùa thu đông khi quả chuyển sang màu vàng. Thái dọc thành từng miếng một rồi phơi hay sấy khô. Thu hái rễ vào mùa thu. Lá thu hái quanh năm.
Dược tính và công dụng của cây Phật Thủ
Thành phần hoá học: Trong Phật thủ có tinh dầu và một flavonoid, gọi là hesperidin. Vỏ quả chứa tinh dầu. Vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.
Tính vị, tác dụng: Quả có vị cay, chua và đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện vị, hoá đàm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng trị:
- Trướng đầy bụng, đau dạ dày. Chán ăn, nôn mửa;
- Ho dai dẳng có nhiều đờm.
Cách dùng: Cũng sử dụng như Thanh yên.
Cây Phật Thủ và các bài thuốc
Bài thuốc:
- Viêm dạy dày mạn tính, đau dây thần kinh bụng: Quả tươi 10-15g (hoặc 6g khô) ngâm trong nước sôi uống thay trà.
- Ho có đờm, viêm khí quản mạn tính: Nhai cùi cả vỏ với nước hoặc phối hợp với Bán hạ (đã xử lý với gừng), mỗi loại 6g, sắc uống, pha thêm đường kính uống.
- Ho sốt:Phật thủ 10 – 15g, gạo tẻ 60 – 80g. Nấu phật thủ và lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ. Khi cháo chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi.
- Giúp giã rượu: 30g phật thủ tươi sắc lên rồi cho người đang say rượu uống sẽ giúp người say không bị đau đầu mà còn rất tỉnh táo. Nếu kết hợp nước phật thủ với nước chanh pha đường sẽ càng tốt.
- Đau bụng kinh: phật thủ tươi 30g, đương quy 6g, gừng tươi 6g, rượu gạo 30g, nước vừa đủ. Sắc uống.
Đừng bao giờ sử dụng bất cứ thứ gì bạn không chắc chắn 100% là an toàn và nếu bạn đang bị ốm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thứ mà bạn không quen thuộc.
Xem thêm:
Cây Khoai Lang có công dụng gì?
Cây Khoai Tây có công dụng gì?
Nghiên cứu gia công sản xuất thực thực phẩm chức năng từ cây Phật Thủ vui lòng liên hệ
Số điện thoại : 0983425111
Nghiên cứu công thức thực phẩm độc quyền tại Nhà Máy Dược Phẩm Pulipha